Đề văn khối 12 HKII năm học 2015 – 2016
Lượt xem:
NĂM HỌC: 2015 – 2016
A. CẤU TRÚC ĐỀ THI: Đề bài gồm có hai phần:
– Phần 1: Đọc – hiểu văn bản: 4 điểm
– Phần 2: Nghị luận văn học: 6 điểm
B. NỘI DUNG ÔN TẬP:
PHẦN I: ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
I/ Phạm vi và yêu cầu
1/ Phạm vi:
– Văn bản văn học (Văn bản nghệ thuật):
+ Văn bản trong chương trình HKII (kể các văn bản đọc thêm)
+ Văn bản ngoài chương trình (Các văn bản cùng loại với các văn bản được học trong chương trình).
– Các văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống: Vấn dề chủ quyền biển đảo, thiên nhiên, môi trường, các tệ nạn xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, …
2/ Yêu cầu cơ bản của phần đọc – hiểu
– Nhận biết về kiểu (loại), phương thức biểu đạt, cách sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, các biện pháp tu từ,…
– Hiểu đặc điểm thể loại, phương thức biểu đạt, ý nghĩa của việc sử dụng từ ngữ, câu văn, hình ảnh, biện pháp tu từ.
– Hiểu nghĩa của một số từ trong văn bản
– Khái quát được nội dung cơ bản của văn bản, đoạn văn.
– Bày tỏ suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn(dưới 10 câu).
II/ Những kiến thức cần có
1/ Kiến thức về từ:
– Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
– Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái…
2/ Kiến thức về câu:
– Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
– Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp).
– Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
3/ Kiến thức về các biện pháp tu từ:
– Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,…
– Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói tránh, thậm xưng,…
– Tu từ về câu(ngữ pháp): Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối…
4/ Kiến thức về văn bản:
– Các loại văn bản.
– Các phương thức biểu đạt .
III. Phong cách chức năng ngôn ngữ:
Xác định được phong cách ngôn ngữ của văn bản :
1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
2. Phong cách ngôn ngữ khoa học:
3. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật:
4. Phong cách ngôn ngữ chính luận:
5. Phong cách ngôn ngữ hành chính:
6. Phong cách ngôn ngữ báo chí:
IV. Phương thức biểu đạt:
1. Tự sự (kể chuyện, tường thuật):
2. Miêu tả.
3. Biểu cảm
4. Nghị luận
5. Thuyết minh
VII. Nhận diện những biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó với việc thể hiện nội dung văn bản.
HS ôn lại kiến thức về các biện pháp tu từ từ vựng và các biện pháp nghệ thuật khác: So sánh; Ẩn dụ; Nhân hóa; Hoán dụ; Nói quá- phóng đại- thậm xưng; Nói giảm- nói tránh; Điệp từ- điệp ngữ; Tương phản- đối lập; Phép liệt kê; Phép điệp cấu trúc; Câu hỏi tu từ; Cách sử dụng từ láy…
VIII. Các hình thức lập luận của đọan văn: Diễn dịch; song hành;qui nạp; móc xích; tổng- phân- hợp.
XIX. Các thể thơ:
Đặc trưng của các thể loại thơ: Lục bát; song thất lục bát; thất ngôn; thơ tự do; thơ ngũ ngôn, thơ 8 chữ…
Khung ma trận đề thi môn Ngữ văn 12 HK II:
Chủ đề/Mức độ | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |
Vận dụng thâp | Vận dụng cao | ||||
1. Đọc hiểu. | Phong cách ngôn ngữ, thái độ tác giả…. | Nội dung chính của văn bản | Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ, cảm xúc từ nội dung văn bản đề ra | ||
Số câu: Số điểm Tỉ lệ: |
2 câu 1 đ 10% |
2 câu 1.5 điểm 15% |
1 câu 1.5đ 15% |
5 câu 4đ 40% |
|
2. Làm văn: nghị luận văn học | Nhận biết về kiểu bài | Hiểu vấn đề cần nghị luận | Vận dụng kiến thức, kĩ năng để làm bài nghị luận | Có những liên tưởng thú vị, sự lí giải thấu đáo, văn viết có cảm xúc. | |
Số câu: 1 câu Số điểm Tỉ lệ |
0.5 đ 5% |
1.5đ 15% |
3 đ 30% |
1đ 10% |
1 câu 6đ 60% |
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ |
1.5đ 15% |
3đ 30% |
4.5đ 45% |
1đ 10% |
6 câu 10đ 100% |
Trường THPT Quang Trung Tổ Ngữ văn |
ĐỀ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 12 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. PHẦN ĐỌC HIỂU: ( 4đ)
Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
…Trong ba tháng đầu năm 2016, Chi cục Thú y TP Hồ Chí Minh đã xử lý 746 vụ vi phạm về thực phẩm, trong đó không ít vụ vi phạm dùng thịt gia súc, gia cầm đã bốc mùi hôi để chế biến thức ăn. Chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP Hồ Chí Minh, bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết, tại Việt Nam có tới 400 bệnh lây truyền qua thực phẩm, chủ yếu là các bệnh tả, lỵ amip, tiêu chảy, thương hàn, cúm gia cầm. Riêng bệnh giun và sán có khoảng 60 triệu người mắc… Các chất phụ gia thực phẩm, chất cấm trong chăn nuôi, hóa chất phụ gia ngoài danh mục cho phép rất đa dạng, nhưng người sản xuất, chế biến do cố tình để tăng lợi nhuận hoặc thiếu hiểu biết đã cho thêm vào thực phẩm đang là vấn đề rất đáng báo động.
Bác sĩ Trần Văn Ký (Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam) cho rằng, hiểm họa ung thư từ thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia đang là thảm họa cho cả cộng đồng. Thế giới hiện có hơn 3.000 phụ gia thực phẩm được sử dụng trong sản xuất, chế biến, bảo quản, một ít trong số đó được biết là nguyên nhân gây ung thư. Chỉ cần hạt bắp rang đen rồi xay, cho thêm màu, hương cà-phê, chất tạo đắng, chất tạo độ dính, chất chống mốc, chất chống vón là đã trở thành sản phẩm cà-phê mà không cần nguyên liệu chính là cà-phê, loại thức uống rởm này sẽ gây hại khi chúng ta nạp vào cơ thể.
Theo thống kê của ngành y tế, tại Việt Nam mỗi ngày có 205 người chết vì ung thư và 410 ca mắc bệnh ung thư mới, trong đó một phần ba số ca mắc bệnh liên quan thực phẩm bẩn. Thông tin trên rõ ràng là lời cảnh tỉnh cho bất cứ ai. Vì vậy, cả cộng đồng cần góp tiếng nói của mình trước thực trạng các loại thực phẩm bẩn đang diễn biến phức tạp ngoài thị trường.
( Theo báo Nhân dân, ngày 7/4/2016)
Câu 1 (0.5đ): Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên?
Câu 2 (0.5đ): Văn bản cung cấp thông tin gì đối với người đọc?
Câu 3 (0.5đ) : Người viết đã bộc lộ thái độ gì trước thông tin được nêu trong văn bản? Mục đích của người viết văn bản?
Câu 4 (0.5đ): Câu văn nào trực tiếp thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của người viết đối với cộng đồng?
Câu 5 (2 đ) : Viết đoạn văn ngắn (6-8 câu văn) bày tỏ suy nghĩ của em về vấn đề “đáng báo động” được nêu trong văn bản.
II. LÀM VĂN: (6đ)
Đọc truyện ngắn vợ chồng A Phủ, nhà giáo, nhà văn Đỗ Kim Hồi nhận xét: “Bên trong hình ảnh của con rùa lùi lũi nơi xó cửa kia, đang còn một con người. Khát vọng hạnh phúc có thể bị vùi lấp bị lãng quên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ nhưng không thể bị tiêu tan. Gặp thời cơ thuận lợi nó lại bùng cháy lên từ dưới lớp tro buồn”
Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong những đêm tình mùa xuân để làm rõ ý kiến trên.
————– —-Hết—————
ĐÁP ÁN-BIỂU ĐIỂM
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1: Phong cách ngôn ngữ báo chí/phong cách báo chí (0.5 đ)
Câu 2: HS nêu được 2 trong các nội dung sau thì chấm 0.5 đ, chỉ nêu được 1 nội dung thì được 0.25 đ
Thông tin VB cung cấp là :
+ Nhiều vụ vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm đã được cơ quan chức năng phát hiện, xử lí.
+ Người sản xuất, chế biến đã cho vào thực phẩm những hoá chất, chất phụ gia gây nguy hại đến sức khoẻ người sử dụng.
+ Cộng đồng cần lên tiếng trước thực trạng các loại thực phẩm bẩn đang diễn biến phức tạp…
Câu 3:
– Người viết đã bộc lộ thái độ lo lắng, bức xúc trước thực trạng thực phẩm hiện nay (0.25đ)
– Mục đích của người viết : cảnh báo và kêu gọi cộng đồng có trách nhiệm đối với thực trạng thực phẩm bẩn (0.25đ)
Câu 4: Câu văn trực tiếp thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm của người viết đối với cộng đồng là “Vì vậy, cả cộng đồng cần góp tiếng nói của mình trước thực trạng các loại thực phẩm bẩn đang diễn biến phức tạp ngoài thị trường”.
Câu 5 : HS vận dụng kĩ năng tạo lập VB, thao tác lập luận để viết đoạn văn nghị luận 5-7 câu để bày tỏ suy nghĩ của mình về vấn đề “đáng báo động” trong văn bản đã nêu. Đoạn văn có thể nêu suy nghĩ , bộc lộ thái độ về một khía cạnh cụ thể hoặc nêu trách nhiệm của bản thân đối với vấn đề.
II. LÀM VĂN
1. Yêu cầu chung
– Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học, đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng cảm thụ văn chương để làm bài..
– Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm.
– Bài viết phải đảm bảo về bố cục, hành văn trong sang, diễn đạt lưu loát, chặt chẽ.
Phần II | Tập làm văn | |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần mở bài thân bài kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề |
0,25 | |
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Diễn biến tâm trạng Mị trong những đêm tình mùa xuân: “Khát vọng hạnh phúc không thể bị tiêu tan. Gặp thời cơ thuận lợi nó lại bùng cháy lên” |
0,5 | |
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng | ||
– Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận | 0,5 | |
– Khát vọng hạnh phúc bị vùi lấp, bị lãng quên trong đáy sâu của một tâm hồn đã chai cứng vì đau khổ (Giới thiệu tóm tắt tâm trạng, tính cách Mị trước những đêm tình mùa xuân): cam phận, nhẫn nhục, sống lâu trong khổ Mị quen khổ rồi, lúc nào cũng nghĩ mình là con trâu con ngựa, lùi lũi như con rùa nuôi ở xó của, bị bắt về trình ma nhà nó rồì chỉ còn chết ở đây mà thôi. Mất ý thức, mất nhận thức(tâm hồn như bị phủ một lớp tro buồn | 1,25 | |
– Khát vọng hạnh phúc không hề tiêu tan, gặp thời cơ thuận lợi nó lại bùng cháy lên (Diễn biến tâm trạng trong đêm tình mùa xuân): + Những yếu tố tác động: mùa xuân, tiếng sáo và men rượu + Diễn biến tâm trạng: tâm trạng bồi hồi, thức tỉnh( ý thức về thời gian, về kỷ niệm, thấy mình còn trẻ, ý thức về thân phận, muốn đi chơi, sửa soạn đi chơi,bị đánh bị trói vẫn vùng bước đi trong tâm tưởng) |
2,5 | |
– Phần đánh giá | 0,25 | |
d. Sáng tạo | 0,5 | |
Có cách diễn đạt sáng tạo mới mẻ thể hiện suy nghĩ sâu sắc mới mẻ về vấn đề nghị luận | ||
e. Chính tả dùng từ, đặt câu: Đảm bảo qui tắc chính tả dùng từ đặt câu | 0,25 |
(Lưu ý: + HS có thể trình bày theo những kết cấu khác nhau và có những cảm nhận riêng của mình miễn là đáp ứng được yêu cầu đề ra
+ Khuyến khích cho những bài làm có năng lực cảm thụ văn chương, có sáng tạo)
Tác giả bài viết: Bùi Hữu Dũng