Đề văn khối 10 HKII năm học 2015 – 2016

Lượt xem:

Đọc bài viết

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP:

I / Phần Tiếng Việt:
1. Thực hành về phép điệp, phép đối.
2. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
II/ Phần làm văn:
1. Các thao tác nghị luận.
2. Nghị luận về một đoạn thơ.
III/ Đọc văn:
1.Truyện Kiều – Nguyễn Du.
2. Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm.
3. Đại cáo bình ngô – Nguyễn Trai.

Ma trận đề

              Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Thấp Cao
I. ĐỌC HIỂU – Trình bày thông tin về tác phẩm, nhân vật trữ tình -Hiểu được  tâm trạng nhân vật,
tư tưởng gửi gắm qua nhân vật, nhận diện và phân tích tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ
Vân dụng kiến thức, kĩ năng đã học về văn nghị luận phân tích nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ
Số câu: 4
Tỉ lệ: 40%
(2% x 10 điểm = 2,0đ (20 % x 10 điểm = 2,0 điểm) 4% x 10 = 40 điểm
II.Làm văn
Nghị luận văn học
Vân dụng kiến thức, kĩ năng đã học về văn nghị luận phân tích nội dung và nghệ thuật của một đoạn thơ, viết bài văn nghị luận có sức thuyết phục cao, thể hiện cách nhìn nhận, đánh giá sâu sắc về vấn đề nghị luận
Số câu: 1
Tỉ lệ: 60%
(60%x10 điểm = 6,0đ
Tổng cộng 2,0đ 2,0 điểm 10 điểm

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG                  KIỂM TRA HOC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN 10
            TỔ NGỮ VĂN                                                            THỜI GIAN: 90 PHÚT
( Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU:(3điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
    Ngoài rèm thước chẳng mách tin,  
Trong rèm, dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
    Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương.                     
Câu 1 (0,5đ): Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu2 (0,5đ): Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào?
A. Chinh phụ ngâm                                 B. Cung oán ngâm
C. Bánh trôi nước                                      D. Truyện Kiều
Câu3 (0.5đ): Đoạn thơ diễn tả hoàn cảnh, tâm trạng của ai?
A. Người chinh phu                                  B. Người mẹ có con đi chinh chiến
C. Tác giả                                                   D. Người chinh phụ
Câu4 (0,5đ): Nét tâm trạng  chủ đạo của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ là?
A.    Nỗi bâng khuâng, đợi chờ                   C. Nỗi cô đơn, sầu muộn, nhớ thương
B.    Niềm hạnh phúc của ngày đoàn tụ       D. Sự băn khoăn, day dứt

Câu5 (2đ)Tìm và phân tích tác dụng của phép điệp trong đoạn thơ sau:
    “Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
      Gương gượng soi lệ lại châu chan.
           Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
      Dây uyên kinh đứt phím loan ngại chùng.” (Đoàn Thị Điểm)

II. LÀM VĂN:( 6đ)
Phân tích đoạn thơ sau:
                        “…Cậy em em có chịu lời,
                        Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
                              Giữa đường đứt gánh tương tư,
                        Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
                            Kể từ khi gặp chàng Kim,
                        Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề.
                               Sự đâu sóng gió bất kì,
                        Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.
                               Ngày xuân em hãy còn dài,
                        Xót tình máu mủ thay lời nước non.
                               Chị dù thịt nát xương mòn,
                        Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”
( Trích Trao duyên, Truyện Kiều của Nguyễn Du)
. .……………Hết………………..

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM:
I/.Đọc- hiểu
Câu 1: (0,5 điểm)
Song thất lục bát
Câu 2: (0,5 điểm)
Đáp án đúng: A
Câu 3( 0,5điểm)
Đáp án đúng: D
Câu 4: (0,5điểm)
Đáp án đúng: C
Câu 5: (2đ)
– Điệp từ: “gượng” (1đ)
– Tác dụng: nhấn mạnh sự miễn cưỡng, gượng gạo của người chinh phụ với những thú vui tao nhã và những thói quen trang điểm ngày trước. (1đ)

II/ Làm văn:
1/ Yêu cầu về kĩ năng:
– Biết cách làm bài văn nghị luận văn học
– Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn có cảm xúc,
– Không mắc lỗi: chính tả, dùng từ, viết câu…
2/ Yêu cầu về kiến thức:
Trên cơ  hiểu biết về tác giả Nguyễn Du và đoạn trích Trao Duyên, thông qua việc lựa chọn, phân tích từ ngữ tiêu biểu, học sinh bày tỏ những tình cảm, suy nghĩ, nhận thức về nhận vật Thúy Kiều
a. Mở bài (0.5đ):
– Giới thiệu ngắn gọn về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
– Giới thiệu khái quát về nội dung, nghệ thuật của 12 câu mở đầu đoạn trích Trao duyên
b. Thân bài (5đ)– Trong hoàn cảnh đau đớn nhất, Kiều vẫn lựa chọn cách nói qua dùng từ ngữ để ràng buộc em “cậy”, “chịu”…=> khéo léo, tế nhị, thông minh(2đ)
– Cách nói đầy thuyết phục đối Vân: qua cách dùng hình ảnh, thành ngữ….(2đ)
– Nhận xét về nhân vật Thuý Kiều: là người con hiếu thảo, giàu đức hi sinh, trọng tình… (1đ)
– Nghệ thuật
+ Miêu tả diến biến tâm trạng nhân vật
+ Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại nội tâm sinh động
c. Kết bài (0.5đ):
– Đánh giá:   Thúy Kiều không chỉ là cô gái có tài có sắc mà còn là người con hiếu thảo, hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân; là người chung tình …
– Khẳng định lại giá trị đoạn thơ …
* Lưu ý: GV cần linh hoạt khi đánh giá, tránh đếm ý cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những bài viết chữ đẹp, diễn đạt lưu loát, lời văn trong sáng, có cảm xúc.

Tác giả bài viết: Bùi Hữu Dũng