Đề văn khối 11 HKII năm học 2015 – 2016

Lượt xem:

Đọc bài viết

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 11

I/ Tiếng Việt:
1.     Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt.
2.     Phong cách ngôn ngữ chính luận.
II/ Làm văn:
1.     Các thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bình luận, bác bỏ.
2.     Rèn luyện kĩ năng làm văn nghị luận văn học.
III/ Đọc văn:
1.     Thơ: Vội vàng của Xuân Diệu
Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử
Chiều tối của Hồ Chí Minh,
                   Từ ấy của Tố Hữu.
2.     Văn xuôi:
Về luân lí xã hội ở nước ta của Phan Châu Trinh
                  Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức của Nguyễn An Ninh.

———— hết———–

A.   Ma trận đề:

              Mức độ

Chủ đề

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng
Thấp Cao
I. ĐỌC HIỂU – Trình bày thông tin về văn bản
– Trình bày thông tin về tiếng Việt.
– Trình bày thông tin về thao tác lập luận trong văn nghị luận
-Hiểu được nội dung của đoạn văn – Viết đoạn văn nghị luận
Số câu: 5
Tỉ lệ: 30%
1,5 điểm 0,5 điểm 2 điểm 40% x 10 = 4,0 điểm
II.Làm văn
Nghị luận văn học
– Cảm nhận giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
– Vận dụng tốt các thao tác lập luận phân tích, bình luận, so sánh.
Số câu: 1
Tỉ lệ: 70%
(60% x10 điểm = 6,0 điểm) (60% x10 điểm = 6,0 điểm)
Tổng cộng 1,5 điểm 0,5 điểm 8,0 điểm 10 điểm

B.    ĐỀ RA:

Trường THPT Quang Trung
                 Tổ Ngữ văn                
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – NGỮ VĂN 11
Thời gian làm bài: 90 phút
                    (Không kể thời gian giao đề)

Phần I: Đọc – hiểu ( 3.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.
Cái xã hội chủ nghĩa bên Âu châu rất thịnh hành như thế, đã phóng đại ra như thế, thế mà người bên ta thì điềm nhiên như kẻ ngủ không biết gì là gì. Thương hại thay! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ, lấy sức mà đè nén quyền lợi riêng của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe. 

Câu 1:(0.5đ) Đoạn văn trên được trích dẫn trong văn bản nào?
A.    Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-Ghen)
B.     Một thời đại trong thi ca (Hoài Thanh)
C.     Về luân lí xã hội ở nước ta (Phan Châu Trinh)
D.    Tiếng mẹ đẻ, nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức (Nguyễn An Ninh)
Câu 2: (0.5đ)Hãy chỉ ra phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên?
A.    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
B.     Phong cách ngôn ngữ  nghệ thuật
C.     Phong cách ngôn ngữ  báo chí
D.    Phong cách ngôn ngữ chính luận
Câu 3: (0.5đ)Trong đoạn văn trên, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luân nào?
A.    So sánh
B.     Phân tích
C.     Bác bỏ
D.    Bình luận
Câu 4: (0.5đ) Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên?

Câu 5: (2đ) Từ nhận định trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 8 câu trình bày suy nghĩ về vấn đề: tinh thần đoàn kết, tính đoàn thể của học sinh trong lớp, trong trường học.

Phần II: Tự luận ( 6 điểm)
Hãy trình bày những cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Mau đi thôi ! Mùa chưa ngả chiều hôm,
                                    Ta muốn ôm
                        Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
                        Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
                        Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
                        Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
                        Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
                        Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,
                        Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
                        – Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi !
(Trích Vội vàng của Xuân Diệu)

HẾT

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I/ ĐỌC –HIỂU (3 điểm)
Câu 1: đáp án C (0,5 điểm).
Câu 2: đáp án D (0,5 điểm).
Câu 3: đáp án A (0,5 điểm).
Câu 4: HS trả lời phải đảm bảo nội dung sau: Trong khi ở Âu châu và Pháp, chủ nghĩa xã hội rất thịnh hành và phát triển. Còn ở nước ta , người dân không biết gì, không hiểu gì về chủ nghĩa xã hội. (0,5 điểm)
Câu 5:  Đoạn văn phải có chủ đề, có nội dung, trình bày ý rõ ràng, mạch lạc. (1 điểm)
* Lưu ý: GV linh động khi chấm câu 5.

II/ LÀM VĂN (7 điểm)
1/ Yêu cầu về kĩ năng:
–          Vận dụng tốt các thao tác lập luận trong văn nghị luận.
–          Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
–          Diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
–          Hạn chế các lỗi về đặt câu, dùng từ, chính tả.
2/ Yêu cầu về kiến thức:
1/ Nội dung: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách nhưng phải đảm bảo những nội dung sau.
–          Mối liên hệ của đoạn thơ với hai đoạn trên: XD nhìn cuộc đời qua lăng kính của tình yêu –  đó là một tình yêu thiết tha, say đắm cuộc sống trần thế xung quanh mình. Chính vì vậy XD cảm nhận về thời gian là cảm nhận đầy mất mát. Cho nên đoạn thơ cuối thể hiện cao trào của khát vọng sống bởi XD phải chạy đua với thời gian.
–          Sự say mê, cuồng nhiệt được gắn bó với c/đ, với tuổi trẻ(sự sống mơn mởn, mây đưa và gió lượn, cánh bướm với tình yêu…)
–          Một trái tim sống sôi sục, tham lam: ôm, riết, say, thâu.. và đỉnh cao là sự thèm khát đến vô biên, đầy cuồng nhiệt: Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi.
–          Đoạn thơ nói riêng và cả bài thơ nói chung thấm đẫm tính nhân văn: cái tôi ham sống, yêu đời.

2/ Nghệ thuật: HS phải phân tích được những nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ.
–          Nhịp thơ: sôi nổi, gấp gáp.
–          Sử dụng những động từ mạnh, tăng tiến dần chỉ động thái đắm say.
–          Những danh từ chỉ vẻ đẹp thanh tân, tươi trẻ.
–          Điệp từ, điệp ngữ.

B/ BIỂU ĐIỂM
– Điểm 6-7 : đáp ứng tốt các yêu cầu trên, có thể còn vài sài sót về diễn đạt.
– Điểm 4-5 : đáp ứng phần lớn các yêu cầu trên, còn mắc một số sai sót về diễn đạt, chính tả.
– Điểm 2-3 : đáp ứng được một phần  các yêu cầu trên, còn mắc nhiều sai sót về diễn đạt, chính tả.
– Điểm 1: không đáp ứng được các yêu cầu trên, mắc nhiều lỗi về diễn đạt.
– Điểm 0 : không làm bài.

µ Lưu ý: trong quá trình chấm, GV nên linh động và khuyến khích những bài viết có sự sáng tạo

Tác giả bài viết: Bùi Hữu Dũng