Cô gái 17 tuổi “ẵm” học bổng 12 trường hàng đầu thế giới
Lượt xem:
Nữ sinh Quảng Ngãi nhận được học bổng toàn phần của ba trường ĐH lớn là: Harvard, Yale và Stanford.
14 tuổi, từng nghĩ sang Mỹ du học là một ước mơ viển vông, 17 tuổi, Võ Tường An (Quảng Ngãi) đã tự tin đứng trước 12 sự chọn đến từ 12 trường đại học hàng đầu thế giới trong đó có 4 cái tên đình đám là: Đại học Harvard, Yale, Cornell, Dartmouth…
Võ Tường An – “cô bé hạt tiêu” nhận “mưa” học bổng từ các trường ĐH nổi tiếng thế giới
Trong 3 năm phổ thông ngắn ngủi, cô gái có dáng vẻ “hạt tiêu” đã làm những gì để có được cú “trở mình” ngoạn mục đến thế? Đó là điều mà rất nhiều người biết đến Tường An thắc mắc.
Cùng trò chuyện với “cô bé hạt tiêu” Võ Tường An để nghe cô chia sẻ nhiều hơn về hành trình phấn đấu của mình:
Chào Tường An! Bạn có thể giới thiệu một chút về mình?
Mình là Võ Tường An, sinh năm 1998, tốt nghiệp trường THCS Nguyễn Tự Tân, Quãng Ngãi và trường THPT Jond Bapst Memorial, Mỹ.
Sang Mỹ du học từ năm lớp 9, bạn đi cùng gia đình hay đi theo học bổng?
Mình đi học dưới diện hỗ trợ tài chính tại John Bapst (là một chính sách tuyển sinh của Mỹ. Những trường có chính sách này sẽ tuyển sinh dựa trên năng lực của học sinh, sinh viên chứ không quan tâm đến khả năng tài chính, chi trả của gia đình và học sinh đó- PV).
14 tuổi đã đến học tại một đất nước cách quê hương nửa vòng trái đất, bạn đã gặp phải những “cú sốc” nào? Và bí quyết nào giúp bạn vượt qua nó?
Mình nghĩ, khó khăn đầu tiên nhiều du học sinh gặp phải là rào cản văn hóa và ngôn ngữ. Trước khi du học, mình cũng như các bạn khác thường có những hình dung quá tốt đẹp về cuộc sống của du học sinh. Thế nhưng, đến khi nhận ra, ngay cả việc kết bạn đã là một khó khăn lớn.
Học sinh Mỹ không kết bạn và thể hiện tinh thần với nhau trên lớp mà qua các hoạt động ngoại khóa, vì mỗi người có một thời gian biểu khác nhau, lúc vào lớp hầu hết đều tập trung học và xây dựng bài.
Nhưng, khi xây dựng được những mối quan hệ tốt tại trường học thì mọi việc từ học tập cho đến sinh hoạt đều trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Võ Tường An rất năng nổ trong các hoạt động cộng đồng
Bạn từng chia sẻ, vài năm trước đây, việc vào đại học Mỹ với bạn là một ước mơ viển vông thế nhưng sau 3 năm, bạn không chỉ biến nó thành hiện thực mà còn đạt được nhiều hơn thế. Bạn đã làm những gì để có được thành công này?
Khó khăn lớn nhất đối với học sinh tỉnh lẻ như mình là điều kiện giáo dục, cụ thể là thiếu thông tin. Lúc đó, ở Bình Sơn, Quảng Ngã i- nơi mình sinh ra còn chưa có trung tâm ngoại ngữ. Trong khi, học sinh ở những thành phố lớn dễ dàng nhận được thông tin về hồ sơ du học từ các hội thảo, triển lãm trường và từ thầy cô, bạn bè. Đối với mình và phần lớn học sinh Quảng Ngãi, lúc ấy, khái niệm du học là một điều gì đó rất xa vời.
3 năm học phổ thông ở Mỹ tạo điều kiện cho mình khám phá ước muốn và mục tiêu của bản thân. Mình xác định, việc được nhận vào trường top không phải là mục đích chính mà đó là cơ hội phát triển, chuẩn bị “bước đệm” cho việc học đại học và tiến tới ước mơ của mình.
Trường phổ thông Mỹ dạy học sinh cách nắm bắt cơ hội. Thầy cô giúp học sinh tìm ra hướng phát triển bản thân. Quan trọng là mỗi học sinh có thể nắm bắt được những “tài nguyên” đó hay không. Và mình nghĩ, mình đã nắm bắt được.
Khi muốn tìm hiểu điều gì, mình luôn bắt đầu từ việc đặt câu hỏi. Khi bắt đầu thực hiện điều gì, mình luôn bắt đầu từ việc thử sức và tự tin bước đi theo kế hoạch đã vạch ra.
Tường An (mặc áo dài) từng có 2 năm là Chủ tịch Key Club tại trường THPT John Bapst
Nhận được học bổng toàn phần của hai trường ĐH hàng đầu thế giới là Harvard và Yale nhưng bạn lại chọn ĐH Stanford. Tại sao chị lại có sự lựa chọn khá “lạ đời” như vậy?
Ở Mỹ, việc học đại học không đơn giản chỉ là đến lớp và học. Nó là cả một “cuộc sống” với hàng nghìn điều bí ẩn trong suốt 4 năm. Ngôi trường tốt là ngôi trường mình thấy phù hợp nhất và có thể xem nó như một gia đình. Mình đã tìm thấy những điều này ở ĐH Stanford.
Ngoài ra, ĐH Stanford ở bờ Tây, mang một nền văn hóa hoàn toàn khác với bờ Đông – nơi mình học cấp 3. Hy vọng, ở đây mình sẽ có những trải nghiệm thú vị.
Nghĩa là, theo bạn, trường top chưa phải là trường tốt nhất đối với một du học sinh?
Việc quan trọng nhất khi vào đại học hay bắt đầu du học là học và trải nghiệm. Xếp hạng của trường hay độ nổi tiếng không quan trọng bằng việc học sinh, sinh viên có được những trải nghiệm gì ở môi trường đó. Như mình đã chia sẻ, mục đích lớn nhất của việc học là phát triển con người.
Vào trường ĐH Stanford, bạn sẽ theo đuổi lĩnh vực nào?
Vào Stanford, mình muốn theo học khoa học sinh trị ở pre-law (sơ cấp luật).
Dự định gần nhất của bạn là gì?
Năm tới, mình sẽ xin bảo lưu ở Stanford để “Gap year” (Còn được gọi là “nghỉ giữa hiệp” trong một quá trình học tập hay làm việc). Trong gap year, mình có ý định xây dựng một mạng lưới ICE thật mạnh cùng với việc hướng dẫn học sinh trong ICE cách biến ý tưởng thành dự án. Mình hy vọng có thể kết nối nhiều hơn với các bạn trẻ Việt.
Bên cạnh đó, mình muốn có thời gian xác định lại bản thân, chuẩn bị sẵn sàng trước khi bước vào đại học.
Võ Tường An (thứ 3 từ phải sang, hàng đầu tiên) là đồng sáng lập ra tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục (ICE)
Không chỉ học rất giỏi, Võ Tường An còn là cái tên nổi tiếng trong các hoạt động cộng đồng. Bạn có thể chia sẻ về những dự án xã hội mình từng tham gia?
Hè năm 2014, mình tham dự chương trình “Học giả trẻ toàn cầu tại Đại học Yale”. Ở đây, mình đã gặp những người mà bản thân luôn ước mơ trở thành. Tại chương trình, mình cùng 5 bạn khác đến từ Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc và Mỹ có cùng tầm nhìn, thành lập nên tổ chức phi lợi nhuận International Catalysts for Empowerment (ICE) với mục đích kết nối học sinh có nền tảng giáo dục khác nhau trên thế giới.
Hè 2015, đại diện cho ICE, mình cùng hai bạn khác đến Ấn Độ để thực hiện dự án đầu tiên. Chúng mình đến một thị trấn bị cô lập của Ấn Độ (ở đây, tỷ lệ bỏ học rất cao) với mục đích tạo ra sự kết nối.
Những hoạt động ngoại khóa này cho mình rất nhiều thứ: lòng tin từ bạn đồng hành, hiểu được giá trị cuộc sống và lý tưởng của bản thân.
Vậy, lý tưởng của bạn là gì?
Những việc mình và các bạn cùng trang lứa đang thực hiện hướng về thế giới trong 20-30 năm nữa. Để thực hiện ước mơ đó, mình cũng như mỗi học sinh phải suy nghĩ đến việc mình muốn mình và người thân sống trong thế giới thế nào từ đó có hoạt động phù hợp.
Cảm ơn những chia sẻ của bạn!
Võ Tường An – “cô bé hạt tiêu” nhận “mưa” học bổng từ các trường ĐH nổi tiếng thế giới
Trong 3 năm phổ thông ngắn ngủi, cô gái có dáng vẻ “hạt tiêu” đã làm những gì để có được cú “trở mình” ngoạn mục đến thế? Đó là điều mà rất nhiều người biết đến Tường An thắc mắc.
Cùng trò chuyện với “cô bé hạt tiêu” Võ Tường An để nghe cô chia sẻ nhiều hơn về hành trình phấn đấu của mình:
Chào Tường An! Bạn có thể giới thiệu một chút về mình?
Mình là Võ Tường An, sinh năm 1998, tốt nghiệp trường THCS Nguyễn Tự Tân, Quãng Ngãi và trường THPT Jond Bapst Memorial, Mỹ.
Sang Mỹ du học từ năm lớp 9, bạn đi cùng gia đình hay đi theo học bổng?
Mình đi học dưới diện hỗ trợ tài chính tại John Bapst (là một chính sách tuyển sinh của Mỹ. Những trường có chính sách này sẽ tuyển sinh dựa trên năng lực của học sinh, sinh viên chứ không quan tâm đến khả năng tài chính, chi trả của gia đình và học sinh đó- PV).
14 tuổi đã đến học tại một đất nước cách quê hương nửa vòng trái đất, bạn đã gặp phải những “cú sốc” nào? Và bí quyết nào giúp bạn vượt qua nó?
Mình nghĩ, khó khăn đầu tiên nhiều du học sinh gặp phải là rào cản văn hóa và ngôn ngữ. Trước khi du học, mình cũng như các bạn khác thường có những hình dung quá tốt đẹp về cuộc sống của du học sinh. Thế nhưng, đến khi nhận ra, ngay cả việc kết bạn đã là một khó khăn lớn.
Học sinh Mỹ không kết bạn và thể hiện tinh thần với nhau trên lớp mà qua các hoạt động ngoại khóa, vì mỗi người có một thời gian biểu khác nhau, lúc vào lớp hầu hết đều tập trung học và xây dựng bài.
Nhưng, khi xây dựng được những mối quan hệ tốt tại trường học thì mọi việc từ học tập cho đến sinh hoạt đều trở nên dễ dàng hơn nhiều.
Võ Tường An rất năng nổ trong các hoạt động cộng đồng
Bạn từng chia sẻ, vài năm trước đây, việc vào đại học Mỹ với bạn là một ước mơ viển vông thế nhưng sau 3 năm, bạn không chỉ biến nó thành hiện thực mà còn đạt được nhiều hơn thế. Bạn đã làm những gì để có được thành công này?
Khó khăn lớn nhất đối với học sinh tỉnh lẻ như mình là điều kiện giáo dục, cụ thể là thiếu thông tin. Lúc đó, ở Bình Sơn, Quảng Ngã i- nơi mình sinh ra còn chưa có trung tâm ngoại ngữ. Trong khi, học sinh ở những thành phố lớn dễ dàng nhận được thông tin về hồ sơ du học từ các hội thảo, triển lãm trường và từ thầy cô, bạn bè. Đối với mình và phần lớn học sinh Quảng Ngãi, lúc ấy, khái niệm du học là một điều gì đó rất xa vời.
3 năm học phổ thông ở Mỹ tạo điều kiện cho mình khám phá ước muốn và mục tiêu của bản thân. Mình xác định, việc được nhận vào trường top không phải là mục đích chính mà đó là cơ hội phát triển, chuẩn bị “bước đệm” cho việc học đại học và tiến tới ước mơ của mình.
Trường phổ thông Mỹ dạy học sinh cách nắm bắt cơ hội. Thầy cô giúp học sinh tìm ra hướng phát triển bản thân. Quan trọng là mỗi học sinh có thể nắm bắt được những “tài nguyên” đó hay không. Và mình nghĩ, mình đã nắm bắt được.
Khi muốn tìm hiểu điều gì, mình luôn bắt đầu từ việc đặt câu hỏi. Khi bắt đầu thực hiện điều gì, mình luôn bắt đầu từ việc thử sức và tự tin bước đi theo kế hoạch đã vạch ra.
Tường An (mặc áo dài) từng có 2 năm là Chủ tịch Key Club tại trường THPT John Bapst
Nhận được học bổng toàn phần của hai trường ĐH hàng đầu thế giới là Harvard và Yale nhưng bạn lại chọn ĐH Stanford. Tại sao chị lại có sự lựa chọn khá “lạ đời” như vậy?
Ở Mỹ, việc học đại học không đơn giản chỉ là đến lớp và học. Nó là cả một “cuộc sống” với hàng nghìn điều bí ẩn trong suốt 4 năm. Ngôi trường tốt là ngôi trường mình thấy phù hợp nhất và có thể xem nó như một gia đình. Mình đã tìm thấy những điều này ở ĐH Stanford.
Ngoài ra, ĐH Stanford ở bờ Tây, mang một nền văn hóa hoàn toàn khác với bờ Đông – nơi mình học cấp 3. Hy vọng, ở đây mình sẽ có những trải nghiệm thú vị.
Nghĩa là, theo bạn, trường top chưa phải là trường tốt nhất đối với một du học sinh?
Việc quan trọng nhất khi vào đại học hay bắt đầu du học là học và trải nghiệm. Xếp hạng của trường hay độ nổi tiếng không quan trọng bằng việc học sinh, sinh viên có được những trải nghiệm gì ở môi trường đó. Như mình đã chia sẻ, mục đích lớn nhất của việc học là phát triển con người.
Vào trường ĐH Stanford, bạn sẽ theo đuổi lĩnh vực nào?
Vào Stanford, mình muốn theo học khoa học sinh trị ở pre-law (sơ cấp luật).
Dự định gần nhất của bạn là gì?
Năm tới, mình sẽ xin bảo lưu ở Stanford để “Gap year” (Còn được gọi là “nghỉ giữa hiệp” trong một quá trình học tập hay làm việc). Trong gap year, mình có ý định xây dựng một mạng lưới ICE thật mạnh cùng với việc hướng dẫn học sinh trong ICE cách biến ý tưởng thành dự án. Mình hy vọng có thể kết nối nhiều hơn với các bạn trẻ Việt.
Bên cạnh đó, mình muốn có thời gian xác định lại bản thân, chuẩn bị sẵn sàng trước khi bước vào đại học.
Võ Tường An (thứ 3 từ phải sang, hàng đầu tiên) là đồng sáng lập ra tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục (ICE)
Không chỉ học rất giỏi, Võ Tường An còn là cái tên nổi tiếng trong các hoạt động cộng đồng. Bạn có thể chia sẻ về những dự án xã hội mình từng tham gia?
Hè năm 2014, mình tham dự chương trình “Học giả trẻ toàn cầu tại Đại học Yale”. Ở đây, mình đã gặp những người mà bản thân luôn ước mơ trở thành. Tại chương trình, mình cùng 5 bạn khác đến từ Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc và Mỹ có cùng tầm nhìn, thành lập nên tổ chức phi lợi nhuận International Catalysts for Empowerment (ICE) với mục đích kết nối học sinh có nền tảng giáo dục khác nhau trên thế giới.
Hè 2015, đại diện cho ICE, mình cùng hai bạn khác đến Ấn Độ để thực hiện dự án đầu tiên. Chúng mình đến một thị trấn bị cô lập của Ấn Độ (ở đây, tỷ lệ bỏ học rất cao) với mục đích tạo ra sự kết nối.
Những hoạt động ngoại khóa này cho mình rất nhiều thứ: lòng tin từ bạn đồng hành, hiểu được giá trị cuộc sống và lý tưởng của bản thân.
Vậy, lý tưởng của bạn là gì?
Những việc mình và các bạn cùng trang lứa đang thực hiện hướng về thế giới trong 20-30 năm nữa. Để thực hiện ước mơ đó, mình cũng như mỗi học sinh phải suy nghĩ đến việc mình muốn mình và người thân sống trong thế giới thế nào từ đó có hoạt động phù hợp.
Cảm ơn những chia sẻ của bạn!
Những thành tích nổi bật của Võ Tường An: – Học bổng toàn phần 3 trường Đại học: Stanford, Yale và Harvard. – Thư trúng tuyển từ các trường: Dartmouth College, Yale-NUS College, Cornell University, UC Berkeley, UCLA, Vanderbilt University, Wellesley College, New York University, University of Richmond… – Đồng sáng lập ra tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục (ICE) hiện đang có 4 đội tại Việt Nam, Mỹ, Hàn Quốc và Ấn Độ. – Đồng sáng lập cộng đồng trẻ Viet Youth Service. – Học giả trẻ toàn cầu tại ĐH Yale – Chuyên đề An ninh và Quan hệ quốc tế năm 2014 – 2 năm là Chủ tịch Key Club tại trường THPT John Bapst. … |
Tác giả bài viết: Theo Hạ Nhiên (Dân Việt)
Nguồn tin: Tin tuc 24h