Hướng dẫn sinh hoạt chi Đoàn tháng 11
Lượt xem:
Hướng dẫn sinh hoạt Chi đoàn (tháng 11 năm 2015)
I. Chủ đề: “Nhớ ơn thầy cô”
II. Nội dung
1. Nội dung tìm hiểu: “Lịch sử Ngày quốc tế hiến chương các Nhà giáo và Ngày Nhà giáo Việt Nam”
Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie – Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh, đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.
Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ý nghĩa của ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20/11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.
Ngày 20/11/1982 là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước, và từ đó đến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo – những người đã dày công vun đắp cho chúng ta – những cây đời mãi mãi xanh tươi./.
Theo Lichsuvietnam.vn
2. Phong trào hành động
– Tiếp tục tổ chức triển khai, phổ biến rộng khắp đến từng cán bộ, đoàn viên thanh niên nắm Điều lệ Đoàn và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn khóa X, nhiệm kỳ 2012 – 2017.
– Nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội trong đoàn viên thanh niên.
– Thông tin kết quả Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI.
– Tiếp tục tiến hành tổ chức đánh giá phân xếp loại đoàn viên năm 2015 và nhận xét kết quả hoạt động của đoàn viên vào sổ đoàn viên theo hướng dẫn số 09 HD/TĐTN, ngày 28/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn.
– Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động để hoàn thành các chỉ tiêu hoạt động năm 2015, đồng thời đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị trong năm 2015.
– Các cơ sở Đoàn tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2015). Đồng thời phát động phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt” trong khối trường học.
– Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của chi đoàn trong tháng vừa qua, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và nội dung định hướng của Đoàn cấp trên, Nghị quyết của Ban chấp hành Chi đoàn, xây dựng kế hoạch hoạt động cho tháng tiếp theo.
– Các Chi đoàn tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em học tập tốt hơn. Tăng cường các đội an ninh xung kích bảo vệ trật tự an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông đối với học sinh trong ngày 20/11.
– Tích cực đẩy mạnh các hình thức hoạt động thu hút lực lượng đoàn viên thanh niên tham gia nhằm kiện toàn, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng chi đoàn, chi hội thôn, buôn, tổ dân phố.
3. Sổ tay nghiệp vụ
Tìm hiểu về “Kỹ năng thuyết trình trước đám đông”
3.1. Tạo cảm xúc khi thuyết trình
Hầu hết những người thuyết trình kém đều chú ý vào việc họ sẽ nói gì (nội dung cần trình bày) mà quên rằng điều quan trọng hơn là nói như thế nào. Theo đó, những nội dung nâng cao, hoặc nội dung ẩn của một bài trình bày không thể được chuyển tải hết qua khối lượng câu chữ ngắn ngủi của một bài thuyết trình trong thời lượng khoảng 30 – 45 phút. Mà khả năng truyền tải này sẽ được quyết định bởi cảm xúc từ trong giọng nói, và cách biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của người thuyết trình. Như vậy, điều đầu tiên mà bạn nên làm trước khi chuẩn bị một bài nói trước đám đông, đó là đừng bao giờ cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung của bài nói đó.
Cảm xúc đóng vai trò quan trọng, tạo cảm xúc chính là một kỹ năng quan trọng nhất trong thuyết trình. Đạt được điều này rất đơn giản, bạn sẽ kết hợp với nét mặt và ngôn ngữ cơ thể tương ứng, làm sao cho người đối diện có thể thấu hiểu được những cảm xúc này khi nhìn những động tác trên. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng giọng nói cũng là một điều mà bạn nên học. Ví dụ, khi vui thì tốc độ giọng sẽ nhanh hơn, tông giọng sẽ cao hơn. Biểu cảm trong giọng nói là một trong những bí quyết tác động mạnh mẽ đến sự cảm thụ nội dung cần truyền đạt cho người nghe.
Ngoài những bí quyết như trên, điều quan trọng nhất là khi bạn nói về bất cứ điều gì, thì bản thân bạn phải có cảm xúc, sự hưng phấn và niềm mong muốn chia sẻ tất cả những thông tin đó một cách minh bạch cho người nghe thì bạn mới lan tỏa được cảm xúc đó một cách tự nhiên ra bên ngoài.
3.2. Rèn luyện sự tự tin trước đám đông
Đầu tiên, bạn hãy nhớ lại cách bạn tự tin nói chuyện, trình bày gần gũi với một người đồng nghiệp, hoặc một người bạn của bạn như thế nào. Lúc đó, bạn đã tin vào khả năng truyền đạt và thuyết phục ra sao? Khi bạn tự tin, bạn biết bạn là ai, và bạn hiểu người khác đánh giá bạn ra sao, bạn sẽ không sợ hãi đám đông. Khi bạn đặt niềm tin vào người nghe, bạn có thể thoải mái thể hiện ý tưởng của bản thân, đó là tự tin.
Có một vài bí quyết nho nhỏ để tăng cường sự tự tin như sau: Thường khi tiếp xúc với một người không tự tin, khi ta đặt câu hỏi: “vì sao bạn lại thiếu tự tin?”, sẽ nhận được những câu trả lời như “tôi sợ tôi không đẹp, tôi sợ tôi nói không hay, tôi sợ cái áo hôm nay không hợp với mình…”. Hãy chuyển đổi tâm lý này bằng vài phút đứng trước gương trước khi đến buổi thuyết trình.
Như vậy bước thứ nhất, hãy là người chu đáo để tin vào sức mạnh của bản thân mình trước. Vững lòng tin vào ngoại hình cũng là một nhân tố xúc tác mạnh đến quá trình xuất hiện trước đám đông. Bước thứ hai, khi bước vào vị trí của người thuyết trình, bạn phải chắc chắn rằng tất cả những nội dung mình trình bày đã nằm trong đầu của bạn. Ban không nên học thuộc lòng, mà nắm vững một cách có hệ thống, theo đó, bất cứ câu hỏi nào đặt ra, bạn cũng có thể ứng phó tốt.
3.3.Đặt ra giá trị tác động đến người nghe
Thuyết trình cũng là một phương tiện truyền thông, và nhiệm vụ của người thuyết trình là hướng đến lợi ích chung của đám đông, chứ không phải để thể hiện thương hiệu cá nhân. Nên mục tiêu của một bài thuyết trình luôn là để khiến cho người khác thay đổi tốt hơn, hoặc để giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực.
Như vậy, bạn nên có sự tìm hiểu rõ ràng người nghe bạn là ai, họ cần gì, và điều gì tác động làm cho họ thay đổi. Một người khi đón nhận thông điệp thuyết trình, thì họ đón nhận người thuyết trình trước khi họ đón nhận thông điệp, nói đơn giản là khi người nghe có sự tin cậy vào bạn thì họ sẽ tin cậy vào những gì bạn trình bày, ngược lại, họ sẽ dễ dàng thiếu đồng tình hoặc tự tạo ra mâu thuẫn với thông tin của bạn.
Để lấy được sự tin tưởng của người nghe thì trước hết bạn nên có bước đệm là giới thiệu về bản thân, thẩm quyền, và chuyên môn của bạn đối với vấn đề mà bạn sắp nói. Như thế, người nghe sẽ xác định được là họ có nên tin hoặc nên có thái độ như thế nào đối với những thông tin mà người thuyết trình sắp nói.
Nếu bạn làm tốt những điều này, thì dần dần, không chỉ kỹ năng thuyết trình trước đám đông của bạn được nâng lên, mà bạn còn gây dựng được thương hiệu cá nhân trong mắt người khác.
Trung tâm Huấn luyện Kỹ năng
4. Kỹ năng nghiệp vụ
* Trò chơi Team Building: “Giúp nhau vượt khó”
– Không gian: ngoài trời
– Mục tiêu: rèn luyện thể lực và tinh thần đồng đội
– Số lượng thành viên: 8 người trở lên
– Vật dụng cần thiết: Không
– Hoạt động:
+ Vẽ vạch “xuất phát” và “về đích” cách nhau 15 mét
+ Chia nhóm thành các đội gồm 4-8 thành viên
+ Mỗi đội sẽ đứng thành vòng tròn và chọn ra 1 bạn đứng giữa
+ Các thành viên còn lại trong đội chỉ được đứng bằng 1 chân nhưng người được chọn có thể đứng bằng 2 chân.
+ Nhiệm vụ dành cho các đội là di chuyển liên tục bằng 1 chân về phía trước mà không ai chống chân còn lại xuống đất
+ Nếu có 1 bạn thấy mỏi, người được chọn sẽ giữ chân của bạn đó trong lúc di chuyển để nó không chạm đất
+ Đội cán đích trước sẽ giành chiến thắng
1. Nội dung tìm hiểu: “Lịch sử Ngày quốc tế hiến chương các Nhà giáo và Ngày Nhà giáo Việt Nam”
Tháng 01 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Pari (thủ đô nước Pháp) lấy tên là FISE (Féderation International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục). Năm 1949, tại Hội nghị quốc tế Vacsava (Varsovie – Thủ đô của Ba Lan) tổ chức FISE xây dựng một bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục tiến bộ; bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của nghề dạy học và nhà giáo.
Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Công đoàn Giáo dục Việt Nam đã xây dựng mối quan hệ với FISE để tranh thủ các diễn đàn quốc tế tố cáo âm mưu tội ác của bọn đế quốc xâm lược đối với nhân dân ta cũng như đối với giáo viên và học sinh, đồng thời giới thiệu những thành tích của nền giáo dục cách mạng, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của toàn thể giáo viên trên thế giới đối với cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta.
Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập (22/7/1951), Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.
Từ ngày 26 đến 30/8/1957, tại Thủ đô Vacsava, Hội nghị FISE có 57 nước tham dự, trong đó có cả Công đoàn Giáo dục Việt Nam, quyết định lấy ngày 20/11 làm ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20/11/1958, lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc nước ta. Những năm sau đó, ngày Lễ 20/11 còn được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền Nam. Hàng năm vào dịp Kỷ niệm 20/11, cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiếm, động viên tinh thần chịu đựng gian khổ hy sinh của anh chị em giáo viên kháng chiến.
Sau ngày đất nước được thống nhất 30/4/1975, nền giáo dục cả nước được thống nhất, giáo giới Việt Nam đoàn kết nhất trí xây dựng nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ý nghĩa của ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử với giáo giới Việt Nam. Song ngày 20/11 đã trở thành truyền thống với nội dung mới của giáo giới Việt Nam và của nhân dân Việt Nam.
Ngày 20/11/1982 là Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam đầu tiên được tiến hành trọng thể trong cả nước, và từ đó đến nay, đây là ngày để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với thầy giáo, cô giáo – những người đã dày công vun đắp cho chúng ta – những cây đời mãi mãi xanh tươi./.
Theo Lichsuvietnam.vn
2. Phong trào hành động
– Tiếp tục tổ chức triển khai, phổ biến rộng khắp đến từng cán bộ, đoàn viên thanh niên nắm Điều lệ Đoàn và Hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đoàn khóa X, nhiệm kỳ 2012 – 2017.
– Nắm bắt tư tưởng, dư luận xã hội trong đoàn viên thanh niên.
– Thông tin kết quả Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XVI.
– Tiếp tục tiến hành tổ chức đánh giá phân xếp loại đoàn viên năm 2015 và nhận xét kết quả hoạt động của đoàn viên vào sổ đoàn viên theo hướng dẫn số 09 HD/TĐTN, ngày 28/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn.
– Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động để hoàn thành các chỉ tiêu hoạt động năm 2015, đồng thời đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị trong năm 2015.
– Các cơ sở Đoàn tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng, chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2015). Đồng thời phát động phong trào thi đua “dạy tốt – học tốt” trong khối trường học.
– Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của chi đoàn trong tháng vừa qua, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và nội dung định hướng của Đoàn cấp trên, Nghị quyết của Ban chấp hành Chi đoàn, xây dựng kế hoạch hoạt động cho tháng tiếp theo.
– Các Chi đoàn tổ chức cho đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, tạo điều kiện để các em học tập tốt hơn. Tăng cường các đội an ninh xung kích bảo vệ trật tự an toàn, đặc biệt là an toàn giao thông đối với học sinh trong ngày 20/11.
– Tích cực đẩy mạnh các hình thức hoạt động thu hút lực lượng đoàn viên thanh niên tham gia nhằm kiện toàn, củng cố tổ chức, nâng cao chất lượng chi đoàn, chi hội thôn, buôn, tổ dân phố.
3. Sổ tay nghiệp vụ
Tìm hiểu về “Kỹ năng thuyết trình trước đám đông”
3.1. Tạo cảm xúc khi thuyết trình
Hầu hết những người thuyết trình kém đều chú ý vào việc họ sẽ nói gì (nội dung cần trình bày) mà quên rằng điều quan trọng hơn là nói như thế nào. Theo đó, những nội dung nâng cao, hoặc nội dung ẩn của một bài trình bày không thể được chuyển tải hết qua khối lượng câu chữ ngắn ngủi của một bài thuyết trình trong thời lượng khoảng 30 – 45 phút. Mà khả năng truyền tải này sẽ được quyết định bởi cảm xúc từ trong giọng nói, và cách biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của người thuyết trình. Như vậy, điều đầu tiên mà bạn nên làm trước khi chuẩn bị một bài nói trước đám đông, đó là đừng bao giờ cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung của bài nói đó.
Cảm xúc đóng vai trò quan trọng, tạo cảm xúc chính là một kỹ năng quan trọng nhất trong thuyết trình. Đạt được điều này rất đơn giản, bạn sẽ kết hợp với nét mặt và ngôn ngữ cơ thể tương ứng, làm sao cho người đối diện có thể thấu hiểu được những cảm xúc này khi nhìn những động tác trên. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng giọng nói cũng là một điều mà bạn nên học. Ví dụ, khi vui thì tốc độ giọng sẽ nhanh hơn, tông giọng sẽ cao hơn. Biểu cảm trong giọng nói là một trong những bí quyết tác động mạnh mẽ đến sự cảm thụ nội dung cần truyền đạt cho người nghe.
Ngoài những bí quyết như trên, điều quan trọng nhất là khi bạn nói về bất cứ điều gì, thì bản thân bạn phải có cảm xúc, sự hưng phấn và niềm mong muốn chia sẻ tất cả những thông tin đó một cách minh bạch cho người nghe thì bạn mới lan tỏa được cảm xúc đó một cách tự nhiên ra bên ngoài.
3.2. Rèn luyện sự tự tin trước đám đông
Đầu tiên, bạn hãy nhớ lại cách bạn tự tin nói chuyện, trình bày gần gũi với một người đồng nghiệp, hoặc một người bạn của bạn như thế nào. Lúc đó, bạn đã tin vào khả năng truyền đạt và thuyết phục ra sao? Khi bạn tự tin, bạn biết bạn là ai, và bạn hiểu người khác đánh giá bạn ra sao, bạn sẽ không sợ hãi đám đông. Khi bạn đặt niềm tin vào người nghe, bạn có thể thoải mái thể hiện ý tưởng của bản thân, đó là tự tin.
Có một vài bí quyết nho nhỏ để tăng cường sự tự tin như sau: Thường khi tiếp xúc với một người không tự tin, khi ta đặt câu hỏi: “vì sao bạn lại thiếu tự tin?”, sẽ nhận được những câu trả lời như “tôi sợ tôi không đẹp, tôi sợ tôi nói không hay, tôi sợ cái áo hôm nay không hợp với mình…”. Hãy chuyển đổi tâm lý này bằng vài phút đứng trước gương trước khi đến buổi thuyết trình.
Như vậy bước thứ nhất, hãy là người chu đáo để tin vào sức mạnh của bản thân mình trước. Vững lòng tin vào ngoại hình cũng là một nhân tố xúc tác mạnh đến quá trình xuất hiện trước đám đông. Bước thứ hai, khi bước vào vị trí của người thuyết trình, bạn phải chắc chắn rằng tất cả những nội dung mình trình bày đã nằm trong đầu của bạn. Ban không nên học thuộc lòng, mà nắm vững một cách có hệ thống, theo đó, bất cứ câu hỏi nào đặt ra, bạn cũng có thể ứng phó tốt.
3.3.Đặt ra giá trị tác động đến người nghe
Thuyết trình cũng là một phương tiện truyền thông, và nhiệm vụ của người thuyết trình là hướng đến lợi ích chung của đám đông, chứ không phải để thể hiện thương hiệu cá nhân. Nên mục tiêu của một bài thuyết trình luôn là để khiến cho người khác thay đổi tốt hơn, hoặc để giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực.
Như vậy, bạn nên có sự tìm hiểu rõ ràng người nghe bạn là ai, họ cần gì, và điều gì tác động làm cho họ thay đổi. Một người khi đón nhận thông điệp thuyết trình, thì họ đón nhận người thuyết trình trước khi họ đón nhận thông điệp, nói đơn giản là khi người nghe có sự tin cậy vào bạn thì họ sẽ tin cậy vào những gì bạn trình bày, ngược lại, họ sẽ dễ dàng thiếu đồng tình hoặc tự tạo ra mâu thuẫn với thông tin của bạn.
Để lấy được sự tin tưởng của người nghe thì trước hết bạn nên có bước đệm là giới thiệu về bản thân, thẩm quyền, và chuyên môn của bạn đối với vấn đề mà bạn sắp nói. Như thế, người nghe sẽ xác định được là họ có nên tin hoặc nên có thái độ như thế nào đối với những thông tin mà người thuyết trình sắp nói.
Nếu bạn làm tốt những điều này, thì dần dần, không chỉ kỹ năng thuyết trình trước đám đông của bạn được nâng lên, mà bạn còn gây dựng được thương hiệu cá nhân trong mắt người khác.
Trung tâm Huấn luyện Kỹ năng
4. Kỹ năng nghiệp vụ
* Trò chơi Team Building: “Giúp nhau vượt khó”
– Không gian: ngoài trời
– Mục tiêu: rèn luyện thể lực và tinh thần đồng đội
– Số lượng thành viên: 8 người trở lên
– Vật dụng cần thiết: Không
– Hoạt động:
+ Vẽ vạch “xuất phát” và “về đích” cách nhau 15 mét
+ Chia nhóm thành các đội gồm 4-8 thành viên
+ Mỗi đội sẽ đứng thành vòng tròn và chọn ra 1 bạn đứng giữa
+ Các thành viên còn lại trong đội chỉ được đứng bằng 1 chân nhưng người được chọn có thể đứng bằng 2 chân.
+ Nhiệm vụ dành cho các đội là di chuyển liên tục bằng 1 chân về phía trước mà không ai chống chân còn lại xuống đất
+ Nếu có 1 bạn thấy mỏi, người được chọn sẽ giữ chân của bạn đó trong lúc di chuyển để nó không chạm đất
+ Đội cán đích trước sẽ giành chiến thắng
Tác giả bài viết: Ngô Quang Hương
Nguồn tin: Tỉnh Đoàn ĐăkLăk