Hướng dẫn sinh hoạt chi Đoàn tháng 10
Lượt xem:
Hướng dẫn sinh hoạt Chi đoàn (tháng 10 năm 2015)
CHỦ ĐỀ: “Đại đoàn kết”
NỘI DUNG
1. Nội dung tìm hiểu: Ý nghĩa của đại đoàn kết dân tộc
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng ta và Bác Hồ sáng lập ngày 18/11/1930. Từ Hội Phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay, trải qua lịch sử vẻ vang 80 năm. Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta, nhân lên gấp bội tinh thần yêu nước của mọi người Việt Nam, đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Dân tộc thống nhất thành một lực lượng hùng mạnh để đánh đuổi bè lũ thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho Tổ quốc, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, Mặt trận Dân tộc thống nhất đã không ngừng được củng cố, mở rộng với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của mỗi thời kỳ và đã có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Kế tục truyền thống của Hội Phản đế đồng minh (1930-1936) và Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939), Mặt trận Việt Minh đã tập hợp đoàn kết vận động toàn dân tộc nổi dậy làm Cách mạng tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ngày nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt nhân dân ta đã kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và không ngừng lớn mạnh trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam nhân dân ta đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử vẻ vang giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước. Chúng ta có thể tự hào khẳng định: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là hình thức tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất phát triển đến đỉnh cao, tổng hợp toàn bộ kinh nghiệm của lịch sử Mặt trận, vận dụng hết sức sáng tạo vào điều kiện đấu tranh mới cực kỳ gian khổ, phức tạp chống đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành sứ mạng vô cùng quang vinh Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là một điểm sáng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Những trang lịch sử Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vô cùng phong phú, sinh động, mang nhiều nét đặc thù, thể hiện sự vận dụng sáng tạo, tài tình, mạnh dạn học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong một bối cảnh lịch sử rất đặc biệt để giải quyết thành công tốt đẹp những mâu thuẫn phức tạp trong xã hội, cuối cùng đạt tới mục tiêu giải phóng miền Nam. Những trang sử về Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ còn là đề tài vô cùng phong phú và hấp dẫn cho nhiều thế hệ tìm tòi, nghiên cứu, là những kinh nghiệm quý báu trong lịch sử vẻ vang 85 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.
Từ ngày nước nhà thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa Xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã động viên nhân dân tăng cường đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới, tháng 5/1995 nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh của Người, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động trong cả nước cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Đây là cuộc vận động nhân dân rộng lớn trong cả nước của thời kỳ đổi mới có nội dung toàn diện, diễn ra trong thời gian dài. 20 năm qua được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cùng với các phong trào thi đua yêu nước khác, cuộc vận động đã đạt được những kết quả tốt đẹp góp phần từng bước nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh trật tự, ngày càng tạo ra các mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau giữa bà con nhân dân ở khu dân cư chúng ta.
(Đề cương tuyên truyền ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
ở khu dân cư của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)
2. Phong trào hành động
– Tiến hành tổ chức đánh giá phân xếp loại đoàn viên năm 2015 và nhận xét kết quả hoạt động của đoàn viên vào sổ đoàn viên theo hướng dẫn số 09 HD/TĐTN, ngày 28/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn.
– Các chi đoàn trên địa bàn dân cư phối hợp với các chi đoàn khối hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, Đoàn các trường học trên địa bàn thực hiện có hiệu quả Hướng dẫn 13 HD/TĐTN, ngày 10/7/2013 về Đoàn viên tham gia sinh hoạt Đoàn nơi cư trú.
– Các cơ sở Đoàn tổ chức các hoạt động như: Mit tinh, tọa đàm, dã ngoại về vùng căn cứ cách mạng, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao… nhân các ngày lễ lớn trong tháng. Tuyên truyền giáo dục pháp luật, luật an toàn giao thông, tổ chức sinh hoạt chi đoàn, chi hội theo chủ đề, chủ điểm gắn với các hoạt động kỷ niệm Ngày truyền thống của Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2015).
– Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong quá trình xây dựng và phát triển tổ chức ở cơ sở.
– Duy trì sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt rộng rãi thanh niên theo định kỳ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 09 KH/TĐTN, ngày 18/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về cử cán bộ Đoàn chuyên trách đi cơ sở nắm bắt tình hình, tham gia củng cố, kiện toàn và hướng dẫn sinh hoạt chi đoàn, chi hội thôn, buôn, tổ dân phố.
– Khảo sát, nắm bắt tình hình thanh thiếu niên sau cai nghiện ma túy, lên phương án hỗ trợ thực hiện Đề án của UBND tỉnh về việc “Hỗ trợ thanh thiếu niên sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2015 – 2020” gắn với công tác giúp đỡ, cảm hóa thanh thiếu niên cá biệt, sau chấp hành án phạt tù tại địa phương.
– Tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội, Hội nghị điển hình tiên tiến cơ sở, tiến tới Đại hội thi đua yêu nước của tỉnh lần thứ X và Đại hội thi đua yêu nước toàn Quốc lần thứ IX.
3. Sổ tay nghiệp vụ: Tìm hiểu về “Tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam”
Mục đích của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam: Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam cùng phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chức năng: Đoàn kết, tập hợp, giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam; hướng dẫn và tạo điều kiện để hội viên hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt, cống hiến tài năng và sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, thanh niên và tổ chức thành viên trước pháp luật và công luận.
Nhiệm vụ: Khuyến khích và tổ chức cho hội viên, thanh niên tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và các hoạt động ích nước, lợi nhà, hướng thiện; tổ chức các hoạt động thiết thực, góp phần đáp ứng những nhu cầu chính đáng của hội viên, thanh niên; đề xuất và kiến nghị kịp thời với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cùng chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, thanh niên và các tổ chức thành viên tập thể của Hội; Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, vì cuộc sống văn minh, hạnh phúc của tuổi trẻ; thường xuyên chăm lo xây dựng Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Nguyên tắc: Hội LHTN Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản; hiệp thương dân chủ; đoàn kết tôn trọng lẫn nhau; hợp tác bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động.
Tổ chức cơ sở của Hội bao gồm các chi hội, câu lạc bộ, đội, nhóm và các hình thức tập hợp thanh niên được Uỷ ban Hội các cấp thành lập theo địa bàn dân cư, trong trường học, cơ quan, doanh nghiệp; nghề nghiệp; sở thích và các nhu cầu chính đáng khác của thanh niên.
Theo Điều lệ Hội LHTN Việt Nam
4. Kỹ năng nghiệp vụ: Các trò chơi trong sinh hoạt tập thể
* Trò chơi kết thân
– Cách chơi: Các thành viên ngồi thành vòng tròn. Bắt đầu quản trò hô “Kết thân, kết thân”, tất cả các thành viên khác sẽ hỏi: “Với ai, với ai?”. Quản trò đáp: Với A, với A”. Tức thì thành viên được gọi tên phải tiếp tục hô, và gọi tên bạn muốn kết thân, ai chậm trễ sẽ bị phạt.
– Luật chơi:
+ Tránh lặp lại tên bạn đã được gọi.
+ Trò chơi chỉ nên kéo dài tối đa 5 phút (tuỳ theo số lượng các bạn ít hay nhiều)
* Trò chơi đối thơ
– Cách chơi:
Quản trò chia người chơi ra làm 02 nhóm, mỗi nhóm có từ 10 đến 15 thành viên. Quản trò bắt đầu xướng lên một vần trong 24 chữ cái và chỉ một trong 02 nhóm. Nhóm này lập tức đọc ngay một câu thơ bất kì bắt đầu bằng chữ cái ấy.
Ví dụ: Quản trò ra vần “T”, thì nhóm được chỉ định sẽ đọc
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” (Tố Hữu)
Khi nhóm này đọc xong, nhóm kia sẽ tiếp tục bằng câu khác.
Ví dụ: “Tiến lên toàn thắng ắt về ta” (Bác Hồ)
Cuộc chơi sẽ tiếp tục, bên nào bí sẽ thua một điểm
– Luật chơi:
+ Câu thơ đọc phải có ý nghĩa. Nếu quản trò không hiểu có quyền hỏi tựa, tác giả bài thơ đó.
+ Các bạn có thể sáng tác thơ nhưng phải có ý nghĩa (dù là một câu)
* Trò chơi “Nhanh tay, lẹ chân” (thử nhóm nào nhanh hơn)
– Địa điểm: Trong phòng hoặc ngoài trời
– Cách chơi: Chơi toàn thể hoặc cử ra đại diện mỗi nhóm.
Quản trò hô: Trại ta (hoặc Lớp ta, Hội ta) đang cần. Tất cả người chơi cùng đồng thanh: “Cần gì, cần gì”? Quản trò trả lời: Cần (Một cái gì đó bất kì nhưng có khả năng thực hiện).
Ví dụ: Cần 05 cái kẹp tóc hay cần 03 đôi giầy đen…
Người chơi thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, ai nhanh là thắng cuộc.
Để trò chơi thêm phong phú, quản trò có thể yêu cầu:
– Cần một bài vọng cổ
– Cần một nàng công chúa xinh đẹp
– Cần 04 câu thơ lục bát…
1. Nội dung tìm hiểu: Ý nghĩa của đại đoàn kết dân tộc
Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam do Đảng ta và Bác Hồ sáng lập ngày 18/11/1930. Từ Hội Phản đế đồng minh, hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngày nay, trải qua lịch sử vẻ vang 80 năm. Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã phát huy truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc ta, nhân lên gấp bội tinh thần yêu nước của mọi người Việt Nam, đoàn kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân trong Mặt trận Dân tộc thống nhất thành một lực lượng hùng mạnh để đánh đuổi bè lũ thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho Tổ quốc, đem lại tự do, hạnh phúc cho đồng bào.
Cùng với quá trình phát triển của cách mạng Việt Nam, Mặt trận Dân tộc thống nhất đã không ngừng được củng cố, mở rộng với những hình thức tổ chức và tên gọi khác nhau đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng của mỗi thời kỳ và đã có những cống hiến xứng đáng vào sự nghiệp vĩ đại của dân tộc, trở thành một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Kế tục truyền thống của Hội Phản đế đồng minh (1930-1936) và Mặt trận dân chủ Đông Dương (1936-1939), Mặt trận Việt Minh đã tập hợp đoàn kết vận động toàn dân tộc nổi dậy làm Cách mạng tháng Tám thành công, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (ngày nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Đoàn kết trong Mặt trận Liên Việt nhân dân ta đã kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và không ngừng lớn mạnh trở thành hậu phương lớn của tiền tuyến lớn miền Nam. Đoàn kết trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc dân chủ và hoà bình Việt Nam nhân dân ta đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử vẻ vang giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước. Chúng ta có thể tự hào khẳng định: Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là hình thức tổ chức Mặt trận Dân tộc thống nhất phát triển đến đỉnh cao, tổng hợp toàn bộ kinh nghiệm của lịch sử Mặt trận, vận dụng hết sức sáng tạo vào điều kiện đấu tranh mới cực kỳ gian khổ, phức tạp chống đế quốc Mỹ và tay sai, hoàn thành sứ mạng vô cùng quang vinh Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là một điểm sáng trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
Những trang lịch sử Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vô cùng phong phú, sinh động, mang nhiều nét đặc thù, thể hiện sự vận dụng sáng tạo, tài tình, mạnh dạn học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong một bối cảnh lịch sử rất đặc biệt để giải quyết thành công tốt đẹp những mâu thuẫn phức tạp trong xã hội, cuối cùng đạt tới mục tiêu giải phóng miền Nam. Những trang sử về Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ còn là đề tài vô cùng phong phú và hấp dẫn cho nhiều thế hệ tìm tòi, nghiên cứu, là những kinh nghiệm quý báu trong lịch sử vẻ vang 85 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.
Từ ngày nước nhà thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa Xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã động viên nhân dân tăng cường đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thách thức giành nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tiến hành thắng lợi công cuộc đổi mới, đưa đất nước chuyển sang thời kỳ phát triển mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đời sống mới, tháng 5/1995 nhân kỷ niệm 105 năm ngày sinh của Người, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã phát động trong cả nước cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở khu dân cư” nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”. Đây là cuộc vận động nhân dân rộng lớn trong cả nước của thời kỳ đổi mới có nội dung toàn diện, diễn ra trong thời gian dài. 20 năm qua được sự quan tâm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự phối hợp tạo điều kiện của các cấp chính quyền, sự hưởng ứng tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, cùng với các phong trào thi đua yêu nước khác, cuộc vận động đã đạt được những kết quả tốt đẹp góp phần từng bước nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững an ninh trật tự, ngày càng tạo ra các mối quan hệ gắn bó, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau giữa bà con nhân dân ở khu dân cư chúng ta.
(Đề cương tuyên truyền ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
ở khu dân cư của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam)
2. Phong trào hành động
– Tiến hành tổ chức đánh giá phân xếp loại đoàn viên năm 2015 và nhận xét kết quả hoạt động của đoàn viên vào sổ đoàn viên theo hướng dẫn số 09 HD/TĐTN, ngày 28/5/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn.
– Các chi đoàn trên địa bàn dân cư phối hợp với các chi đoàn khối hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, Đoàn các trường học trên địa bàn thực hiện có hiệu quả Hướng dẫn 13 HD/TĐTN, ngày 10/7/2013 về Đoàn viên tham gia sinh hoạt Đoàn nơi cư trú.
– Các cơ sở Đoàn tổ chức các hoạt động như: Mit tinh, tọa đàm, dã ngoại về vùng căn cứ cách mạng, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao… nhân các ngày lễ lớn trong tháng. Tuyên truyền giáo dục pháp luật, luật an toàn giao thông, tổ chức sinh hoạt chi đoàn, chi hội theo chủ đề, chủ điểm gắn với các hoạt động kỷ niệm Ngày truyền thống của Hội LHTN Việt Nam (15/10/1956 – 15/10/2015).
– Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ Đoàn – Hội, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong quá trình xây dựng và phát triển tổ chức ở cơ sở.
– Duy trì sinh hoạt chi đoàn, sinh hoạt rộng rãi thanh niên theo định kỳ. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 09 KH/TĐTN, ngày 18/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh đoàn về cử cán bộ Đoàn chuyên trách đi cơ sở nắm bắt tình hình, tham gia củng cố, kiện toàn và hướng dẫn sinh hoạt chi đoàn, chi hội thôn, buôn, tổ dân phố.
– Khảo sát, nắm bắt tình hình thanh thiếu niên sau cai nghiện ma túy, lên phương án hỗ trợ thực hiện Đề án của UBND tỉnh về việc “Hỗ trợ thanh thiếu niên sau cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng giai đoạn 2015 – 2020” gắn với công tác giúp đỡ, cảm hóa thanh thiếu niên cá biệt, sau chấp hành án phạt tù tại địa phương.
– Tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội, Hội nghị điển hình tiên tiến cơ sở, tiến tới Đại hội thi đua yêu nước của tỉnh lần thứ X và Đại hội thi đua yêu nước toàn Quốc lần thứ IX.
3. Sổ tay nghiệp vụ: Tìm hiểu về “Tổ chức Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam”
Mục đích của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam: Đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên Việt Nam cùng phấn đấu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chức năng: Đoàn kết, tập hợp, giáo dục mọi tầng lớp thanh niên Việt Nam; hướng dẫn và tạo điều kiện để hội viên hoàn thiện nhân cách, trở thành công dân tốt, cống hiến tài năng và sức trẻ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; Đại diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, thanh niên và tổ chức thành viên trước pháp luật và công luận.
Nhiệm vụ: Khuyến khích và tổ chức cho hội viên, thanh niên tham gia tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và các hoạt động ích nước, lợi nhà, hướng thiện; tổ chức các hoạt động thiết thực, góp phần đáp ứng những nhu cầu chính đáng của hội viên, thanh niên; đề xuất và kiến nghị kịp thời với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội cùng chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên, thanh niên và các tổ chức thành viên tập thể của Hội; Đoàn kết, hợp tác với các tổ chức thanh niên trong khu vực và trên thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, vì cuộc sống văn minh, hạnh phúc của tuổi trẻ; thường xuyên chăm lo xây dựng Hội, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, tích cực tham gia xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Nguyên tắc: Hội LHTN Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản; hiệp thương dân chủ; đoàn kết tôn trọng lẫn nhau; hợp tác bình đẳng, phối hợp và thống nhất hành động.
Tổ chức cơ sở của Hội bao gồm các chi hội, câu lạc bộ, đội, nhóm và các hình thức tập hợp thanh niên được Uỷ ban Hội các cấp thành lập theo địa bàn dân cư, trong trường học, cơ quan, doanh nghiệp; nghề nghiệp; sở thích và các nhu cầu chính đáng khác của thanh niên.
Theo Điều lệ Hội LHTN Việt Nam
4. Kỹ năng nghiệp vụ: Các trò chơi trong sinh hoạt tập thể
* Trò chơi kết thân
– Cách chơi: Các thành viên ngồi thành vòng tròn. Bắt đầu quản trò hô “Kết thân, kết thân”, tất cả các thành viên khác sẽ hỏi: “Với ai, với ai?”. Quản trò đáp: Với A, với A”. Tức thì thành viên được gọi tên phải tiếp tục hô, và gọi tên bạn muốn kết thân, ai chậm trễ sẽ bị phạt.
– Luật chơi:
+ Tránh lặp lại tên bạn đã được gọi.
+ Trò chơi chỉ nên kéo dài tối đa 5 phút (tuỳ theo số lượng các bạn ít hay nhiều)
* Trò chơi đối thơ
– Cách chơi:
Quản trò chia người chơi ra làm 02 nhóm, mỗi nhóm có từ 10 đến 15 thành viên. Quản trò bắt đầu xướng lên một vần trong 24 chữ cái và chỉ một trong 02 nhóm. Nhóm này lập tức đọc ngay một câu thơ bất kì bắt đầu bằng chữ cái ấy.
Ví dụ: Quản trò ra vần “T”, thì nhóm được chỉ định sẽ đọc
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ” (Tố Hữu)
Khi nhóm này đọc xong, nhóm kia sẽ tiếp tục bằng câu khác.
Ví dụ: “Tiến lên toàn thắng ắt về ta” (Bác Hồ)
Cuộc chơi sẽ tiếp tục, bên nào bí sẽ thua một điểm
– Luật chơi:
+ Câu thơ đọc phải có ý nghĩa. Nếu quản trò không hiểu có quyền hỏi tựa, tác giả bài thơ đó.
+ Các bạn có thể sáng tác thơ nhưng phải có ý nghĩa (dù là một câu)
* Trò chơi “Nhanh tay, lẹ chân” (thử nhóm nào nhanh hơn)
– Địa điểm: Trong phòng hoặc ngoài trời
– Cách chơi: Chơi toàn thể hoặc cử ra đại diện mỗi nhóm.
Quản trò hô: Trại ta (hoặc Lớp ta, Hội ta) đang cần. Tất cả người chơi cùng đồng thanh: “Cần gì, cần gì”? Quản trò trả lời: Cần (Một cái gì đó bất kì nhưng có khả năng thực hiện).
Ví dụ: Cần 05 cái kẹp tóc hay cần 03 đôi giầy đen…
Người chơi thực hiện theo yêu cầu của người quản trò, ai nhanh là thắng cuộc.
Để trò chơi thêm phong phú, quản trò có thể yêu cầu:
– Cần một bài vọng cổ
– Cần một nàng công chúa xinh đẹp
– Cần 04 câu thơ lục bát…
Tác giả bài viết: Ngô Quang Hương
Nguồn tin: Tỉnh Đoàn ĐăkLăk