Học tập chuyên đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiêm;gắn bó với nhân dân;đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh ”

Lượt xem:

Đọc bài viết

 

Học tập chuyên đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiêm;gắn bó với nhân dân;đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh ”Học tập chuyên đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiêm;gắn bó với nhân dân;đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh ”

        HUYỆN UỶ KRÔNG PẮC                                   ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
    CHI BỘ THPT QUANG TRUNG               
                                                                              Krông Pắc, ngày 26  tháng 02 năm 2015.                   
                             
                                                 BẢN ĐĂNG KÝ
                            PHƯƠNG HƯỚNG PHẤN ĐẤU, RÈN LUYỆN CÁ NHÂN

Học tập chuyên đề
: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức
                            Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiêm;gắn bó với nhân dân;đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh ”
Kính gửi:       – Huyện uỷ Krông Pắc
                      – Chi bộ trường THPT Quang Trung
Họ và tên : Mai Quốc Tuấn; Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không
Sinh ngày: 07/ 9/ 1967
Ngày vào Đảng: 25/5/1998, chính thức ngày: 25/5/1999
Quê quán: Lĩnh Sơn – Anh Sơn – Nghệ An
Chổ ở hiện nay: Thôn 15, xã Hoà Đông, huyện Krông Pắc, tỉnh ĐăkLăk
Trình độ:  Học vấn: 12/12; chuyên môn: Cử nhân sư phạm Toán; Lý luận: Cao cấp
Chức vụ: Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng trường THPT Quang Trung
Đơn vị công tác: Trường THPT Quang Trung
Thực hiện  Hướng dẫn số 21-HD/HD, ngày 19/01/2015 của Ban Thường vụ Huyện uỷ Krông Pắc về việc học tập chuyên đề tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2015.
Qua nội dung nghiên cứu,  Học tập chuyên đề: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiêm;gắn bó với nhân dân;đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh ”.Tôi xin xây dựng phương hướng, phấn đầu rèn luyện của bản thân như sau:

( Tùy vào vị trí công tác của bản thân để xây dựng phương hướng, học tập và làm theo đúng với các nội dung gợi ý như sau:)
I. Phương hướng, phấn đấu làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
1- Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm
. Các tiêu chí cụ thể của bản thân phấn đấu:
. Tư tưởng Hồ Chí Minh về trung thực,“nói thì phải làm”
– Trung thực là là một phẩm chất đạo đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Đối lập với trung thực là giả dối. Trong quan hệ giữa người với người, Hồ Chí Minh coi trung thực là nói đi đôi với làm.
+ Với cán bộ, đảng viên, công chức, trung thực trước hết là với Đảng với cách mạng. Xây dựng, rèn luyện bản lĩnh vững vàng, có niềm tin vào mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, thì dù phải trải qua những tình huống phức tạp, những bước ngoặt hiểm nghèo, vẫn luôn luôn trung thực với mình, trung thành với Đảng, với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, vì tự do, ấm no, hạnh phúc của Nhân dân.
+ Trung thực là phải nói và làm đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân, không được vì lợi ích cá nhân mà xuyên tạc, nói sai, làm sai. Nắm vững mục tiêu lý tưởng của Đảng trong toàn bộ tiến trình cách mạng và được cụ thể hóa thành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong từng giai đoạn để thực hiện cho đúng; để tuyên truyền, giáo dục, vận động Nhân dân làm theo cho đúng.
+ Trung thực, thống nhất giữa lời nói và việc làm, “không được nói một đàng, làm một nẻo” là sự thể hiện sự trung thực với chính mình. Nếu chính mình tham ô mà bảo người khác liêm khiết thì không được và là sự giả dối. Nếu kêu gọi mọi người cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, mà bản thân mình lại lười biếng, không cần, kiệm, không hoàn thành những công việc được giao, luôn tìm cách tham ô tiền của Nhà nước và Nhân dân, sống hoang phí, xa hoa…, là giả dối, không trung thực.
– Đảng phải luôn luôn tự đổi mới, tự chỉnh đốn để hoàn thành trách nhiệm, lời hứa trước Nhân dân. Khi mắc sai lầm, khuyết điểm thì dũng cảm nhận lỗi trước dân và kiên quyết dựa vào dân để sửa chữa khuyết điểm.
.Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm
– Hồ Chí Minh coi trách nhiệm là việc phải làm không thể thoái thác. Trách nhiệm như là bổn phận của mỗi người, dù ở cương vị nào, to hay nhỏ, lớn hay bé, mỗi người đều có ‘bổn phận”. Ý thức trách nhiệm là tự ý thức được về các công việc phải làm, “nhận rõ phải, trái, đúng sai”, tự mình xác định việc cần làm. Trên cơ sở có ý thức đúng đắn, tự giác, tích cực thực hiện trách nhiệm của mình là “có tinh thần trách nhiệm cao”.
– Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định mỗi người đều có trách nhiệm và nhấn mạnh trách nhiệm của người cán bộ, đảng viên, công chức.
Một là, trách nhiệm với Tổ quốc. Chủ nghĩa yêu nước chân chính và tinh thần dân tộc là cơ sở của ý thức trách nhiệm trong mỗi người dân với Tổ quốc. Khi Tổ quốc lâm nguy thì “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ ngưới già, người trẻ, không phân biệt tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt thì phải đứng lên chống thực dân Pháp”.  Lòng yêu nước ấy dâng lên mạnh mẽ “kết thành làn sóng nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”.
– Theo Hồ Chí Minh, mọi cán bộ, đảng viên, công chức luôn có trách nhiệm thiêng liêng, cao cả đối với Tổ quốc, với sự sống còn của quốc gia, dân tộc. Trách nhiệm ấy được thể hiện ở tinh thần đấu tranh quên mình cho độc lập, tự do, thống nhất đất nước.
– Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức đối với Tổ quốc còn thể hiện ở tinh thần nỗ lực phấn đấu cho đất nước giàu mạnh, cho chủ nghĩa xã hội thành công.
Hai là, trách nhiệm đối với Nhân dân. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức với Nhân dân được bắt nguồn từ nguyên lý: “Nước lấy dân làm gốc”, “Sự nghiệp cách mạng là do Nhân dân tiến hành”, “Nhân dân là người làm ra lịch sử“… Cán bộ, đảng viên, công chức phải “hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân”. Để làm được việc đó, cán bộ, đảng viên công chức còn phải thường xuyên tuyên truyền, giáo dục cho Nhân dân nắm vững quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo quần chúng Nhân dân thực hiện thắng lợi các đường lối, chính sách ấy. Trong bài “Đảng viên Đảng lao động Việt Nam”, Người đã chỉ rõ: “Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành”.
– Người nhắc nhở, muốn lãnh đạo được quần chúng Nhân dân thì cán bộ, đảng viên, công chức phải sâu sát, gần gũi quần chúng, chăm lo giúp đỡ quần chúng về mọi mặt; phải “trọng dân, sát dân, tin dân”, phấn đấu sao cho “dân phục, dân tin, dân yêu”. Người luôn yêu cầu tất cả đảng viên phải “… lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của Nhân dân, học hỏi kinh nghiệm của Nhân dân”, “việc gì cũng phải học hỏi và bàn bạc với dân chúng, giải thích cho dân chúng… Đưa mọi vấn đề cho dân chúng thảo luận và tìm cách giải quyết”.
– Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên là phải nêu gương trước quần chúng về mọi mặt. Theo Người, trong mọi phong trào, mọi nhiệm vụ, cán bộ, đảng viên đều phải tiên phong, gương mẫu làm trước, tiến trước để quần chúng noi theo. Sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên có vai trò rất to lớn để biến đường lối, chủ trương của Đảng thành hiện thực. Người nhấn mạnh:“Người đảng viên – dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp – ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng… Muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình, thì người đảng viên, từ việc làm, lời nói đến cách ăn ở đều phải gương mẫu”.
– Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên, công chức phải kính trọng dân. Người luôn nhắc nhở đảng viên phải kính yêu Nhân dân, tôn trọng quyền làm chủ của Nhân dân, tuyệt đối không được có thái độ “vác mặt làm quan cách mạng”, không được hách dịch, nhũng nhiễu Nhân dân.
Ba là, trách nhiệm đối với ĐảngTất cả đảng viên phải kiên định với tôn chỉ, mục đích, mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Đảng viên phải quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương, nghị quyết do Đảng đề ra; thực hiện tốt các nhiệm vụ của người đảng viên; chấp hành nghiêm Điều lệ, kỷ luật Đảng; tích cực tham gia xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch vững mạnh; luôn giữ vững tính tiền phong, gương mẫu của người đảng viên. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Người cộng sản chúng ta không được phút nào quên lý tưởng cao cả của mình là: suốt đời làm cách mạng, phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập, làm cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản hoàn toàn thắng lợi trên Tổ quốc ta và trên toàn thế giới”.
– Hồ Chí Minh còn chỉ rõ, trách nhiệm của đảng viên đối với Đảng là phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin. Bởi lẽ, theo Người, nếu thiếu hiểu biết, nhất là thiếu hiểu biết về chủ nghĩa Mác – Lênin thì trình độ giác ngộ của đảng viên sẽ thấp, nhất định không thể hăng hái đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng. “Học hỏi là một nghĩa vụ của đảng viên đối với Đảng, đối với Nhân dân”.
– Để nâng cao trách nhiệm với Đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức phải không ngừng rèn luyện đạo đức cách mạng, phải thực hiện tốt 5 điều “nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm“, tuyệt đối chấp hành nghị quyết và kỷ luật Đảng, luôn đặt lợi ích của Đảng lên trên, lên trước lợi ích của cá nhân mình. Người yêu cầu mọi đảng viên không chỉ nhận thức đầy đủ, sâu sắc trách nhiệm của mình đối với Đảng, mà quan trọng hơn là những trách nhiệm ấy phải được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả, thường xuyên, liên tục.
Bốn là, trách nhiệm với bản thân, gia đình, quê hương.
– Biểu hiện cụ thể của các trách nhiệm nêu trên của mỗi người là trách nhiệm với chính mình, với “bổn phận”, công việc được giao. Khi xác định rõ “bổn phận”, trách nhiệm phải làm thì tự thân mỗi người tự giác, tự mình cố gắng vươn lên để hoàn thành trách nhiệm đó. Là một thành viên của xã hội, của tổ chức, mỗi người giữ một vị trí xã hội nhất định, hoạt động trong một lĩnh vực nhất định và thực hiện một công việc nhất định. Do vậy, hoàn thành nhiệm vụ được giao là kết quả thực hiện các trách nhiệm nêu trên.
– Cán bộ, đảng viên, công chức phải chăm lo xây dựng gia đình, dòng họ, quê hương… Phải giáo dục cho các thế hệ trong gia đình, dòng họ về lòng yêu nước, về trác nhiệm xã hội, về ý chí vươn lên trong học tập và công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, tất cả đảng viên phải quan tâm giáo dục cho con cháu về đạo đức, lối sống lành mạnh, nhất là tinh thần cần kiệm, liêm chính, lòng nhân ái, tình đoàn kết cộng đồng; biết kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, quê hương và của toàn dân tộc.
2. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về gắn bó với Nhân dân
– Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về gắn bó với Nhân dân bắt đầu từ truyền thống dân tộc. Những quan niệm “Tập hợp bốn phương manh lệ”, “trên dưới đồng lòng, cả nước chung sức”, “tướng sĩ một lòng phụ tử”, “khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc”, “chở thuyền là dân, lật thuyền là dân”, đã trở thành tình cảm tự nhiên, triết lý nhân sinh, phép ứng xử và tư duy chính trị của dân tộc Việt Nam.
Cán bộ đảng viên phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân. Phải kính yêu Nhân dân. Phải tôn trọng thật sự quyền làm chủ của Nhân dân. Tuyệt đối không được “kiêu ngạo, công thần, tự cao, tự đại”... Người dạy: “Cơm của chúng ta ăn, áo của chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi, nước mắt của Nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền ơn xứng đáng cho Nhân dân. Chớ vác mặt làm quan cách mạng để dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ”.

3. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
Các tiêu chí cụ thể của bản thân phấn đấu:
– Nghiêm túc thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban chấp hành Trung ương, “về những điều đảng viên không được làm”
– Chấp hành nghiêm túc Luật cán bộ công chức, viên chức.
– Giữ nghiêm kỷ luật phát ngôn trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.
– Thực hiện khối Đại đoàn kết trong và ngoaid cơ quan đơn vị.
  II. Các giải pháp thực hiện việc làm theo của cá nhân.
1. Về phẩm chất chính trị:
-Thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, nghiêm túc thực hiện tự phê bình và phê bình, kiên quyết khắc phục sửa chữa những sai lầm khuyết điểm mà mình mắc phải, luôn luôn gương mẫu và rèn luyện phẩm chất của một người giáo viên XHCN, quyết tâm làm tròn chức trách, nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó và nâng cao ý thức trách nhiệm hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.
-Thực hiện tốt các đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật, chấp hành tốt các nội quy, quy chế của ngành cũng như của cơ quan đơn vị.
2. Về đạo đức lối sống:
– Nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, tích cực bảo vệ cái đúng, kiên quyết đấu tranh với những sai trái, tiêu cực. Luôn hòa đồng vui vẻ, chấp hành nghiêm sự phân công của lãnh đạo, vui vẻ nhìn nhận những vấn đề còn hạn chế mà đồng nghiệp đóng góp để có hướng khắc phục và sửa sai.
–  Đi đầu trong việc thực hiện các quy định về nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; đi đầu thực hiện văn hóa họp, văn hóa ứng xử, văn hóa giao thông, văn hóa công sở, gia đình và khu dân cư.
– Chân thành với đồng chí, đồng nghiệp; quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của đồng chí, đồng nghiệp; công tâm trong khen chê đối với đồng chí, đồng nghiệp; là trung tâm đoàn kết trong cơ quan đơn vị.
– Quan tâm, lắng nghe tâm tư và nguyện vọng chính đáng của đồng nghiệp, nhân viên trong cơ quan và nhân dân liên quan đến công việc được giao thực hiện; sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhân dân và đồng nghiệp; nói đi đôi với làm; dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm; giữ cho đời tư trong sáng, giản dị, khiêm tốn, không hách dịch, không độc đoán chuyên quyền.
3. Ý thức trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao:
– Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng.
– Bản thân luôn phát huy đúng vai trò chức năng, nhiệm vụ của mình hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Luôn phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chính trị và nghiệp vụ công tác chuyên môn đáp ứng với công việc được giao. Bản thân luôn tích cực tham gia đầy đủ các khóa học  về chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, pháp luật Nhà nước, luôn tìm hiểu sách báo, nghe đài, tivi, Internet để nâng cao hiểu biết trình độ lý luận.
4. Về ý thức tổ chức kỷ luật:
– Có tinh thần tự giác cao, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôn tuân theo mọi nội quy, quy chế của cơ quan đơn vị,
 5. Về thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí:
– Bản thân luôn sống tiết kiệm, không chi tiêu lãng phí, cùng với đơn vị thực hiện tốt trách nhiệm không phung phí trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày.
– Sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất của cơ quan đơn vị hiệu quả, đúng quy định, không để thất thoát lãng phí; không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chi tiêu tài chính công sai quy định, có lợi cho cá nhân; không nhận tiền, quà biếu liên quan đến công việc có quyền giải quyết dưới mọi hình thức (trừ những trường hợp được nhà nước quy định); có thái độ kiên quyết chống các hành vi tham nhũng hoặc có thể dẫn đến tham nhũng.
Tôi xin cam kết sẽ thực hiện đúng các nội dung đã đăng kí ở trên.

        XÁC NHẬN CỦA CẤP ỦY                                           NGƯỜI ĐĂNG KÍ

                                                                                               Mai Quốc Tuấn

Tác giả bài viết: Mai Quốc Tuấn