Đề đáp án KTHK I Môn GDCD K12 năm học 2015 – 2016
Lượt xem:
Tổ: Sử – địa – GDCD ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN GDCD LỚP 12
I.- Mục đích đề kiểm tra
Đề kiểm tra này nhằm kiểm tra nhận thức của học sinh (HS) về kiến thức pháp luật (PL), kỹ năng, thái độ từ bài 1 đến bài 4 trong học kỳ I.
II.- Mục tiêu đề kiểm tra
1. Về kiến thức
– Hiểu được vai trò của PL đối vói Nhà nước, xã hội và công dân.
– Nêu được khái niệm thực hiện PL, các hình thức thực hiện PL.
– Hiểu được thế nào là vi phạm PL và trách nhiệm pháp lý.
– Hiểu được thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý.
2. Về kỹ năng
– Biết thực hiện và nhận xét việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, lao động và kinh doanh.
3. Về thái độ
Có ý thức thái độ tôn trọng PL và luôn xử sự theo đúng quy định của PL.
III.- Những năng lực mà đề kiểm tra hướng tới đánh giá
Những năng lực (NL) có thể hướng tới đánh giá trong đề kiểm tra: NL tư duy phê phán, NL giải quyết vấn đề, NL sáng tạo.
IV.- Hình thức đề kiểm tra
Kết hợp trắc nghiệm khách quan (20%) và tự luận (80%).
V.- Thiết lập ma trận
Cấp độ Tên chủ đề |
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||
Cấp độ thấp | Cấp độ cao | ||||||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
1. Pháp luật và đời sống | Giải thích được vai trò của PL đối với công dân | ||||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 2,5 25% |
||||||||
2. Thực hiện PL | Nêu được khái niệm thực hiện PL | Xác định đúng hành vi vi phạm PL và trách nhiệm pháp lí trong tình huống cụ thể | Không đồng tình với hành vi trái quy định của PL | ||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 1 10% |
1 1,5 15% |
1 1 15% |
||||||
3. Công dân bình đẳng trước PL | So sánh để xã định đúng thế nào là công dân bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý | Có cách ứng xử thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong gia đình | |||||||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
1 0,5 5% |
1 2 20% |
|||||||
Tổng số câu Tổng số điểm Tỉ lệ % |
TL: 1 1 10% |
TNKQ: 2 – TL: 1 TNKQ: 2 – TL: 2,5 40% |
TL: 2 3 30% |
7 10 100% |
IV.- Đề kiểm tra
Phần I- Trắc nghiệm (2 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm):
Trong những sự việc sau đây, sự việc nào là vi phạm PL, sự việc nào thuộc trách nhiệm pháp lý ? (Hãy đánh dấu X vào cột và ô tương ứng với sự việc em chọn)
Sự việc | Vi phạm PL | Trách nhiệm pháp lý | |
A | Ba nữ sinh túm tóc, xé áo làm nhục một học sinh nữ khác lớp | ||
B | Sợ muộn giờ học, Hà (HS lớp 11) đi xe máy đến trường | ||
C | Anh Thắng bị phạt tù 1 năm vì che giấu tội phạm | ||
D | Bà Hòa bị buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép | ||
E | Bình nhận trông xe hộ Minh nhưng lại tự ý cho người khác mượn xe | ||
F | Ông Tư bồi thường cho đối tác vì cung cấp hàng không đúng chất lượng theo thỏa thuận |
Câu 2 (0,25 điểm):
Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn
Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là:
a) Tất cả công dân đủ 18 tuổi trở lên sẽ được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của PL.
b) Bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của PL.
c) Nhà nước tạo điều kiện cho mỗi công dân được thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
d) Bất kể lứa tuổi, tình trạng sức khỏe như thế nào mức độ sử dụng các quyền và nghĩa vụ của công dân cũng phải như nhau.
Câu 3 (0,25 điểm):
Hãy khoanh tròn chữ cái trước câu em chọn
Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý có nghĩa là:
a) Công dân nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của PL.
b) Bất kỳ công dân nào cũng được bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của PL.
c) Công dân nào cũng phải chịu trách nhiệm khi vi phạm PL và phải bị xử lý theo quy định của PL
d) Chỉ những công dân vi phạm PL từ đủ 18 tuổi trở lêm mới phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Phần I- Tự luận (8 điểm)
Câu 1 (2,5 điểm):
Vì sao nói PL có vai trò rất quan trọng đối với công dân ?
Câu 2 (1 điểm):
Từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần gạch men Minh Quang vẫn được đánh giá là làm ăn nghiêm chỉnh. Vậy mà, hôm trước Công ty bị Thanh tra môi trường lập biên bản xử phạt hành chính, Thì ra, Công ty này đã không áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của PL.
Câu hỏi:
a) Hành vi xử phạt của Thanh tra môi trường là biểu hiện của hình thức nào của các hình thức thực hiện PL ?
b) Em hãy cho biết thế nào là thực hiện pháp luật ?
Câu 3 (1,5 điểm):
Bình và Tú đang vội đến trường. tới ngã tư, thấy đèn đỏ nhưng vắng người qua lại, Tú và Bình vượt đèn đỏ …
Hỏi: Em có đồng tình với việc làm của hai bạn đó không ? Tại sao ?
Câu 4 (3 điểm):
Ông Tư mất đi, Bà Tư già yếu nên không thể ở một mình. Bà có nguyện vọng được ở với con trai út vì hợp với vợ chồng họ hơn. Vợ chồng người con út cũng muốn mẹ về ở cùng. Nhưng những người con khác không đồng ý vì cho rằng: Con cái được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ nên cần luân phiên mỗi người phụng dưỡng mẹ 1 tháng.
Câu hỏi:
a) Luân phiên phụng dưỡng mẹ mỗi người 1 tháng có phải là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với mẹ không ?
ĐÁP ÁN:
Phần I: Trắc ngiệm khách quan (2điểm)
Câu 1 : 1,5 điểm
– Đánh dấu X vào ô tương ứng với các câu A, B, Đ ở cột 1.
– Đánh dấu X vào ô tương ứng với các câu C, Đ, E ở cột 2.
Câu 1 : 0,25 điểm
Chọn B
Câu 2 : 0,25 điểm
Chọn C
Phần II. Tự luận (8 điểm)
Câu 1: 2,5 điểm
a. Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, lợi ích hợp pháp của mình (0,25 điểm)
Vì : Hiến pháp, các luật và các văn bản dưới luật về dân sự, hôn nhân và gia đình, thương mại, thuế, giáo dục… đã thừa nhận cụ thể hóa nội dung, cách thức thực hiện các quyền công dân trong các lĩnh vực cụ thể. (0,5 điểm)
Do đó, Pháp luật là căn cứ và phương tiện để công dân bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó pháp luật còn hướng dẫn công dân cách thức thực hiện các quyền công dân. (0,5 điểm)
b. Pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình. (0,25 điểm)
Vì : Các luật về hành chính, hình sự, tố tụng đã quy định trong đó thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại và xử lý các vi phạm pháp luật xâm hại đến các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. (0,5 điểm)
Câu 2. (1 điểm)
a. Hành vi xử phạt của thanh tra môi trường là biểu hiện của hình thức áp dụng pháp luật (0,5 điểm)
b. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức (0,5 điểm)
Câu 3. (1,5 điểm)
– Không đồng ý với việc làm của Tú và Bình. (0,25 điểm)
– Vì :
o Làm như vậy là không tuân thủ luật giao thông đường bộ. (0,25 điểm)
o Không vượt đèn đỏ khi không có sự điều khiển giao thông khác là quy định mà ai cũng phải tôn trọng và thực hiện để đề phòng trường hợp bất ngờ va chạm với ai đó, nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân, cho người khác và để rèn thói quen nghiêm túc thực hiện pháp luật. (1 điểm)
Câu 4 (3 điểm)
a. Luân phiên phụng dưỡng mẹ mỗi người 1 tháng : về hình thức có vẻ bình đẳng, song thực chất không phải là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với mẹ. Bởi vì, đây không chỉ là vấn đề thuộc quyền và nghĩa vụ về pháp luật mà còn là tình cảm mẫu tử và đạo đức. (1 điểm)
b. Cách ứng xử của em nếu em là con của bà Tư
– Em sẽ phân tích cho anh, chị, em hiểu :
o Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với mẹ không có nghĩa là chia đều mỗi người nuôi dưỡng mẹ một tháng (0,5 điểm)
o Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với mẹ có nghĩa là con cái đều có quyền và nghĩa vụ phụng dưỡng mẹ. tuy nhiên nên tôn trong nguyện vọng của mẹ. những người con khác không trực tiếp nuôi dưỡng mẹ nhưng có thể đóng góp tiền của cùng người con út nuôi dưỡng mẹ, thường xuyên thăm hỏi mẹ, cùng nhau chăm sóc khi mẹ ốm đau… (1 điểm)
– Thực hiện theo những điều đã phân tích ở trên (0, 5 điểm)
Tác giả bài viết: Tổ Sử – Địa – GDCD